Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

10 tổ chức quốc tế dự Hội nghị kết nối giao thương tại Đắk Lắk

Lê Hường - 15:38, 11/03/2023

Sáng 11/3, tại Tp. Buôn Ma Thuột, Bộ Công Thương phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương Quốc tế.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đại diện 10 tổ chức Quốc tế và 20 tỉnh, thành phố trong nước có sự kết nối, giao thương với tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện thu hút hơn 450 đại biểu đến từ 170 đơn vị, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chế biến, cung ứng cà phê trên toàn quốc.

Thông tin tại Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Đắk Lắk có thế mạnh đặc biệt về khí hậu, thổ nhưỡng với diện tích tự nhiên rộng lớn, đất Bazan màu mỡ thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: Cây cà phê, cây cao su, hồ tiêu, sầu riêng, bơ... Trong đó, diện tích cây cà phê khoảng 210.000 ha, sản lượng bình quân hơn 550.000 tấn, cao nhất cả nước với lượng cà phê xuất khẩu hơn 380.000 tấn, đạt kim ngạch hơn 800 triệu USD, chiếm hơn 21% về lượng và 20% về kim ngạch trong tỷ trọng xuất khẩu cà phê cả nước.

Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến dự Hội nghị
Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến dự Hội nghị

Sau hơn 100 năm du nhập vào Đắk Lắk, cà phê trở thành cây trồng chủ lực và mang tính đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thương hiệu cà phê của tỉnh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột và được bảo hộ tại 32 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Khách tham quan các gian hàng cà phê trưng bày tại Hội nghị
Khách tham quan các gian hàng cà phê trưng bày tại Hội nghị

Hội nghị sẽ là cầu nối thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm cà phê có cơ hội được gặp gỡ đối tác, nhà nhập khấu, chuỗi cung ứng cà phê lớn trên toàn cầu. Từ đó thúc đẩy giao thương, mở rộng hợp tác trong tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Việt Nam nói chung. Đẩy mạnh tiêu thụ, góp phần hiện thực hóa việc đưa Buôn Ma Thuột là điểm đến của cà phê thế giới.

Tại Hội nghị có nhiều tham luận tập trung về các vấn đề đầu tư, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phân phối sản phẩm. Trong khuôn khổ Hội nghị, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những tham luận góp phần đóng góp, xây dựng thị trường cà phê Việt Nam đạt chất lượng, hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu đến các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

ký kết 9 biên bản ghi nhớ, hợp tác với các đối tác thuộc tập đoàn, công ty đa quốc gia.
ký kết 9 biên bản ghi nhớ, hợp tác với các đối tác thuộc tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Tại Hội nghị, các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã ký kết 9 biên bản ghi nhớ, hợp tác với các đối tác thuộc tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.