Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

20 tỉnh thành tham gia Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2022

Lê Hường - 22:41, 19/05/2022

Sáng 19/5, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2022.

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2022 phát biểu khai mạc
Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2022 phát biểu khai mạc

Liên hoan âm nhạc lần này có sự tham gia của đại biểu, nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước với 52 tác phẩm, tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc và đề tài biển, đảo Việt Nam; thành tựu, phong trào xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Liên hoan diễn ra trong 3 ngày, từ 18 - 20/5, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (số 02 Hùng Vương, Tp. Buôn Ma Thuột).

Bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu chào mừng các đoàn tham gia Liên hoan
Bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu chào mừng các đoàn tham gia Liên hoan

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2022 cho biết: Liên hoan là cuộc gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm sáng tác, giao lưu âm nhạc giữa các nhạc sĩ trong khu vực. Qua đó, giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới viết, mới sáng tác của các nhạc sĩ trong thời gian vừa qua, giới thiệu các gương mặt trẻ, các giọng hát hay là nhân tố quyết định cho hoạt động nghề nghiệp hôm nay và trong tương lai.

Liên hoan là dịp tôn vinh những tác phẩm âm nhạc mới với chủ đề được khuyến khích là âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm hưởng gian dân Tây Nguyên
Liên hoan là dịp tôn vinh những tác phẩm âm nhạc mới với chủ đề được khuyến khích là âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm hưởng gian dân Tây Nguyên

Liên hoan nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc. Đây cũng là dịp để nhạc sĩ, nghệ sĩ trong khu vực và cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới sáng tác, giới thiệu bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

Tiết mục văn nghệ chào mừng chương trình khai mạc Liên hoan âm nhạc
Tiết mục văn nghệ chào mừng chương trình khai mạc Liên hoan âm nhạc

Bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc đã trở thành sức mạnh tinh thần, là biểu tượng ứng xử với thiên nhiên, xã hội, đồng thời khơi dậy tình cảm quê hương và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Liên hoan âm nhạc là sự kiện văn hóa quan trọng, góp phần lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương và con người Đắk Lắk “Văn minh, thân thiện, mến khách” đến với du khách trong và ngoài nước.

Tiết mục văn nghệ chào mừng chương trình khai mạc Liên hoan âm nhạc
Tiết mục văn nghệ chào mừng chương trình khai mạc Liên hoan âm nhạc

Đây cũng là dịp tôn vinh những tác phẩm âm nhạc mới với chủ đề được khuyến khích là âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm hưởng gian dân Tây Nguyên góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác, biểu diễn âm nhạc, bảo tồn, quảng bá đất nước, con người. Đồng thời thổi một “luồng gió mới”, đưa âm nhạc Tây Nguyên kết nối với âm nhạc cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.