Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

59 tỉnh, thành phố tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam

Minh Nhật - 19:00, 19/11/2024

59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, ví dụ như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.

Hội chợ sẽ được khai mạc vào 19h30 ngày 21/11 và mở cửa đón khách tham quan từ 9h sáng đến 21h hàng ngày từ 20/11 đến 24/11
Hội chợ sẽ được khai mạc vào 19h30 ngày 21/11 và mở cửa đón khách tham quan từ 9h sáng đến 21h hằng ngày từ 20/11 đến 24/11

Theo đó, Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên, do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City-72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia. Trong đó, có các doanh nghiệp sản xuất, Hợp tác xã, đại diện các Hiệp hội ngành nghề và đặc biệt là sự hiện diện của 59 tỉnh, thành phố trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, có nhiều sản phẩm mới với chất lượng và mẫu mã bao bì hướng tới xuất khẩu.

Phải kể đến các đặc sản tiêu biểu như ở vùng núi cao Tây Bắc có bánh chè di sản, gạo Séng cù, ớt Mường Khương, trâu gác bếp, bí thơm Bắc Kạn, cam Hàm Yên…; vùng Sông Hồng có cá kho làng Vũ Đại, rươi Tứ Kỳ, nhãn Hưng Yên, kẹo lạc Sìu Châu…; miền Trung có yến sào Khánh Hòa, tỏi Lý Sơn, hải sản Phú Yên, nho Ninh Thuận, trầm hương Quảng Nam…

Vùng Tây Nguyên có hồng treo gió, bơ Đại Hùng, macca, café, bò 1 nắng…; vùng Nam Bộ có bánh tráng, muối Tây Ninh, bò khô Đồng Nai, hạt điều, tiêu, macca…; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có cua Cà Mau, mắm Gò Công, đường thốt nốt, mật hoa dừa, tiêu Phú Quốc, bánh pía…

Hội chợ lần này là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng-tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.

Trong khuôn khổ Hội chợ, các hoạt động kết nối giao thương được diễn ra liên tục giữa doanh nghiệp với các nhà phân phối lớn (AEON, Lotte, Central Retail, các chuỗi cửa hàng sạch, các sàn thương mại điện tử Alibaba, Foodmap…) và nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch, trình diễn sản phẩm được các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp tham gia xây dựng, tạo thành ngày hội để du khách khám phá và trải nghiệm đặc sản, văn hóa, du lịch của các vùng miền trong cả nước.

Hội chợ sẽ được khai mạc vào 19h30 ngày 21/11 và mở cửa đón khách tham quan từ 9h sáng đến 21h hằng ngày từ 20/11 đến 24/11.


Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.