Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi

Chu Mạnh Cường - 15:00, 11/02/2021

Hằng năm ở vùng núi Alps, gồm các nước như Áo, Đức và Thụy Sĩ…, đều có một lễ hội rất tưng bừng, đón chào những chú bò từ trên núi cao trở về với thung lũng, với mái nhà thân yêu - nơi chúng đã từng ra đi.

Ba “người đẹp bò” tại vùng Gruyere (Thụy Sỹ), đội mũ mang hình tượng vị thánh bảo hộ là đức mẹ Mary và Chúa hài đồng
Ba “người đẹp bò” tại vùng Gruyere (Thụy Sỹ), đội mũ mang hình tượng vị thánh bảo hộ là đức mẹ Mary và Chúa hài đồng

Sở dĩ có Lễ hội này là bởi từ mùa Xuân tới mùa Hè, mọi người đều chăn thả bò trên núi, trên những đồng cỏ cao nguyên xanh tươi, mênh mông. Về phía nước Áo có khoảng hơn 500 nghìn chú bò được nuôi tại đây. Còn về phía Thụy Sĩ có 380 nghìn con…, chưa kể cừu, dê. Chúng được mặc sức lang thang đi gặm cỏ hết nơi này tới nơi khác. Giữa các đàn, đôi khi chỉ được phân biệt bởi một vài dấu hiệu nhỏ.

Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi 1

Thế nhưng đến mùa Đông, trời lạnh, tuyết rơi nhiều, cỏ cũng ít dần, gia súc thường hay gầy yếu nên các gia đình đều muốn xua đàn gia súc xuống núi, trở về để gia đình tiện chăm sóc, theo dõi. Việc này đã thành lệ, diễn ra hằng năm và mang tên là Lễ hội Almabtrieb hay Viehscheid.

Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi 2

Ngày đưa đàn bò xuống núi, một lúc có cả triệu con vật tràn xuống từ rẻo cao, những tiếng lục lạc phát ra cổ đeo của đàn bò hòa cùng những âm thanh huyên náo, tạo nên những âm thanh hết sức vui tai, nghe như một bản giao hưởng. Tuy nhiên, điểm ấn tượng nhất lại là, mỗi con vật đều được đeo trang sức rất đẹp, với đầu đội vòng hoa sặc sỡ, trán che những tấm vải thêu diêm dúa. Đi cạnh chúng, con người cũng ăn vận rực rỡ bằng những bộ trang phục truyền thống và những phụ kiện tự may.

Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi 3

Để tránh cho đàn gia súc khỏi bị thương tật trên suốt đường đi, chú bò đầu đàn luôn được làm đẹp rất cầu kỳ, ngoài hoa còn có những nhánh vân sam, gương kính hoặc cây thánh giá nhằm tránh ma quỷ, yêu quái. Có bao nhiêu loài hoa xinh đẹp ở trên núi, dọc đường, người ta đều hái hết để cài lên đầu đàn bò, còn bản thân mình cũng diện những bộ áo váy, quần dài, quần cộc rực rỡ, độc đáo. Từng đoàn nối tiếp nhau, men theo những đường mòn ngoằn ngoèo của dãy Alps để xuống phía dưới. Nhìn từ xa cứ như thể đoàn “bò tiên” từ trên trời bay xuống, nhất là khi đi trong sương khói bảng lảng.

Những cậu bé cũng được tham gia dắt bò dự thi, dự hội. Những chú bò sẽ đội mũ Latsch Bosch bằng những cành thông
Những cậu bé cũng được tham gia dắt bò dự thi, dự hội. Những chú bò sẽ đội mũ Latsch Bosch bằng những cành thông

Khi đặt chân xuống thung lũng, họ bắt đầu chia đàn ra, gia súc của ai thì người đó dẫn về nhà. Thành thử có cả trăm đàn gia súc trên trăm ngả đường vào các làng xóm. Ai nấy đều đi trong niềm vui của ngày đoàn tụ và sự chào đón hân hoan của đại gia đình. Để chào mừng mục đồng và đàn gia súc trở về, gia quyến, bạn bè tổ chức các cuộc ca múa vui vẻ.

Ở vùng Schonau, bên hồ Konigssee, đàn bò lại được chở bằng thuyền máy Landaus đi hàng cây số từ núi về tới nhà. Khi đến bến cũng được phân chia thành từng đàn, mũ Fuikl cho đàn bò là những vòng hoa được làm chủ yếu từ những cành vân sam, linh sam, sau đó cài hoa sặc sỡ bằng gỗ bào, gỗ chẻ thay vì nhiều hoa tự nhiên. Dù mộc mạc nhưng mỗi vòng hoa nhiều khi cũng cần đến 60 giờ đồng hồ để chuẩn bị.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.