Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ấm áp Sen Dolta

Minh Thu - 09:09, 02/10/2024

Năm nay, đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng đón lễ Sen Dolta trong không khí vui tươi, ấm áp hơn nhiều năm trước. Bởi, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đã có những bước chuyển mạnh mẽ; hướng tới phát triển bền vững.

Chùa Khmer ở Sóc Trăng được trang hoàng lộng lẫy đón lễ Sen Dolta. (Ảnh: Trung Hiếu)
Chùa Khmer ở Sóc Trăng được trang hoàng lộng lẫy đón lễ Sen Dolta. (Ảnh: Trung Hiếu)

Nông thôn khởi sắc đón lễ Sen Dolta

Để đảm bảo triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi hộ dân cần chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo bền vững, tránh tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Tập trung, đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch vốn được giao.

Ông Trần Văn LâuChủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

Ở ấp Nước Mặn, xã Long Phú, trước đây, gia đình ông Thạch Dương thuộc hộ cận nghèo, không có đất sản xuất, thu nhập chủ yếu từ việc đi làm thuê. Được hỗ trợ 2 con bò từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, gia đình ông rất phấn khởi.

“Tôi sẽ ráng làm ăn, chăm sóc bò thật tốt để có nguồn thu nhập ổn định, sớm thoát khỏi diện hộ cận nghèo. Đón lễ Sen Dolta năm nay, gia đình tôi cầu mong ông bà phù hộ cho phum, sóc được bình an, gia đình được an khang, thịnh vượng”.

Theo chia sẻ của ông Thạch Hoàng Tha, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Long Phú, từ đầu năm 2023 đến nay, với nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, huyện Long Phú đã giải ngân trên 7,3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 9 công trình giao thông ở các ấp, xã đặc biệt khó khăn. Tính chung từ năm 2022 đến nay, huyện đã hỗ trợ nước sinh hoạt cho 65 hộ đồng bào Khmer; triển khai, xây dựng được 49 nhà ở, hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho trên 200 hộ dân.

“Nhờ nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn, đời sống kinh tế - xã hội của đại bộ phận đồng bào Khmer đã và đang có những bước phát triển. Đồng bào đón lễ Sen Dolta trong không khí vui mừng, phấn khởi và tự tin” - ông Thạch Hoàng Tha bày tỏ.

Ở huyện Mỹ Tú, đến nay nhiều hộ đồng bào DTTS đã có thêm sinh kế, ổn định cuộc sống nhờ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719. Như chị Thạch Thị Lan ở ấp Tam Sóc C1, xã Mỹ Thuận, được hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, chị đã mua chiếc xe máy để tiện đi lại, số tiền còn dư, chị mở hàng bán nước. Nhờ đó, cuộc sống dần ổn định, không còn bữa đói bữa no như trước. Hay như gia đình chị Trịnh Ly Na, ấp Trà Lây 1, xã Thuận Hưng, được hỗ trợ vốn, gia đình chị đã mua máy may và máy vắt sổ làm tại nhà để tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống”.

Sau hơn ba năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở, nhà ở cho hàng nghìn hộ đồng bào DTTS; xây dựng hàng trăm công trình hạ tầng.
Sau hơn ba năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở, nhà ở cho hàng nghìn hộ đồng bào DTTS; xây dựng hàng trăm công trình hạ tầng.

Sau hơn ba năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, với tổng nguồn vốn 1.030,878 tỷ đồng, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở, nhà ở cho hàng nghìn hộ đồng bào DTTS; xây dựng hàng trăm công trình hạ tầng; triển khai trên 67 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế... Nhờ đó, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh từng bước đổi thay, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Hướng tới phát triển bền vững

Có thể khẳng định, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 là “bệ phóng” quan trọng, giúp vùng đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng chuyển mình mạnh mẽ. Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS trong toàn tỉnh Sóc Trăng đã giúp cho 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% các xã có trường, lớp học kiên cố và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học; 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã… Lễ Sen Dolta năm nay, đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng dường như vui hơn, phấn khởi hơn khi đời sống ngày càng có bước phát triển, nông thôn có nhiều nét khởi sắc...

Nhờ nguồn vốn của Chương trình 1719 xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú đã có trạm cấp nước tập trung, đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc Khmer.
Nhờ nguồn vốn của Chương trình 1719 xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú đã có trạm cấp nước tập trung, đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc Khmer.

Cùng với đó, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm; giáo dục và đào tạo vùng DTTS không ngừng được đổi mới, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên; công tác y tế và chăm sóc sức khỏe người dân được đẩy mạnh; truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc được phát huy...

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 cho biết: “Để đảm bảo triển khai đạt chất lượng, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi hộ dân cần chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo bền vững, tránh tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Tập trung, đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch vốn được giao”.

Tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2029, thu nhập bình quân của người DTTS bằng bình quân chung của tỉnh. 100% xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã được nâng cấp trải nhựa hoặc bê tông hóa; 100% đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác; 100% đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin và phương tiện nghe nhìn. Sắp xếp nơi ở an toàn cho các hộ DTTS đang cư trú nơi có nguy cơ sạt lở, nước biển dâng; ngăn chặn tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái.


Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.