Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ẩm thực dân tộc phát triển hướng nào?

Hồng Phúc - 11:39, 29/10/2020

Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan đến ẩm thực. Thế nên, đây chính là cơ hội để mỗi địa phương, vùng miền tạo ra ấn tượng về ẩm thực dân tộc trong lòng du khách.

Khách du lịch trải nghiệm ẩm thực ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu
Khách du lịch trải nghiệm ẩm thực ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Ẩm thực góp phần làm nên thương hiệu…

Trên thế giới có thể thấy một số nước đã thành công trong chiến lược truyền thông về ẩm thực của mình như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tại Việt Nam, 53 dân tộc anh em cùng sinh sống, những yếu tố về thiên nhiên, địa hình từng vùng miền đặc trưng, tạo nên một nền ẩm thực vô cùng độc đáo từ những món ăn đời thường tới những đặc sản mang đậm chất núi rừng mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được.

Những món ăn ấy đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của nhiều vùng miền, dân tộc, ví dụ như nhắc đến món rêu đá nướng, pa pỉnh tộp (cá chép nướng), người ra nghĩ ngay đến ẩm thực người Thái ở vùng Tây Bắc; nhắc đến món thắng cố, mèn mén, nghĩ ngay đến dân tộc Mông, hay món canh chua kiến vàng là của người Ê Đê ở vùng Tây Nguyên… 

Đối với lĩnh vực du lịch, ẩm thực không đơn thuần chỉ là việc cung cấp dịch vụ ăn uống thông thường, mà còn là một sản phẩm du lịch đặc biệt. Qua ẩm thực nhiều nét văn hóa đặc sắc cũng bộc lộ. Qua đó, du khách khám phá, tìm hiểu nét văn hóa của người dân nơi mình đến.

Xét về khía cạnh kinh tế, doanh thu của ẩm thực trong hoạt động du lịch cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Vì thế, xây dựng sản phẩm du lịch một cách bài bản, sáng tạo, có sự liên kết và chú trọng đổi mới hình thức quảng bá, sẽ giúp du khách có được nhiều trải nghiệm thú vị, đáng nhớ hơn. 

Thế nhưng, trên thực tế, ngành Du lịch vẫn chưa khai thác tối đa nguồn tài nguyên này. Hiện tại, ở nước ta, một số mô hình như Homestay cũng đưa ẩm thực trong Tour du lịch, nhưng chỉ là tự phát, chưa có hình thức đào tạo bài bản cho đội ngũ kinh doanh ẩm thực. 

Ở quy mô lớn hơn, chúng ta mới chỉ tổ chức các liên hoan, hội chợ ẩm thực, tuần lễ văn hóa mang tính thường niên chứ chưa chú trọng đầu tư truyền thông liên tục, có chiến lược, bền vững. 

Định vị ẩm thực trong du lịch

Anh Lê Quang Khải, người Hà Nội, là khách du lịch đến tỉnh Hà Giang chia sẻ, anh và bạn bè rất tò mò và thích được ăn các món đặc sản của người Mông như thắng cố, trâu gác bếp, xôi nương, gà đen… Thế nhưng, những trải nghiệm về dịch vụ ăn uống, hay sản phẩm ẩm thực của đồng bào để du khách mua về làm quà còn chưa nhiều và chưa tạo được dấu ấn đặc sắc. Do chưa biết nhiều thông tin và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn nên anh Khải mua quà về cho gia đình thường là thịt lợn gác bếp mà không phải thịt trâu - đặc sản của đồng bào Mông. 

Thực tế, rất khó để tìm được những “câu chuyện” ẩm thực, giới thiệu về nguồn gốc, phong tục tập quán liên quan tới món ăn, sự cầu kỳ, nét tinh tế thể hiện trong sự kết hợp các nguyên liệu… được đầu tư một cách bài bản, trong một chiến lược tổng thể. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm Phát triển nông thôn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm tiêu biểu, trong đó có những đặc sản ẩm thực được khai thác từ tài nguyên của mỗi miền quê; bằng cách đưa các câu chuyện vào từng sản phẩm, đặc sản hướng dẫn người dân địa phương giới thiệu về sản phẩm gắn với lịch sử, văn hóa vùng quê của mình sinh sống…

Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận rằng, cần quảng bá mạnh mẽ, đưa các món ăn truyền thống, đặc sản vùng miền vào các Tour du lịch, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về ẩm thực, tôn vinh những nghệ nhân/đầu bếp tiêu biểu, đưa ẩm thực trở thành môn học trong các trường hợp đào tạo du lịch, quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…