Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng ngàn khách thập phương về tham dự Lễ Vía Ông tại Nhà Lớn Long Sơn

Lê Vũ - 16:58, 10/03/2023

Phong tục tập quán và tín ngưỡng Ông Trần cùng Khu di tích Nhà Lớn (Long Sơn) từ lâu đã tạo sự hấp dẫn đặc biệt ở xã đảo thuộc Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong một năm có hai đại lễ tổ chức trọng thể, thu hút hàng vạn người từ khắp các miền quê Nam Bộ hành hương tham dự . Đó là Lễ Vía Ông (20/2 Âm lịch) và Lễ Trùng Cửu (9/9 Âm lịch)

BR-VT: Hàng ngàn khách thập phương về tham dự Lễ Vía Ông tại Nhà Lớn Long Sơn
Lễ Vía Ông hàng năm thu hút rất đông khách thập phương về tham quan, chiêm bái

Ông Trần (hay Đạo Ông Trần) là cách gọi của người đời sau đối với tín ngưỡng do Ông Trần sáng lập và truyền dạy cùng với quá trình khai sơn phá thạch, lập ấp dựng làng của ông từ đầu thế kỉ XX. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, quê ở Hà Tiên. Ông quy tụ nông dân khai phá vùng Núi Nứa, lập nên làng Bà Trao sầm uất, sau này gọi là Long Sơn.

Sinh thời, ông có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của cư dân nơi đây và cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều khu vực Nam Bộ theo tín ngưỡng "Tứ ân hiếu nghĩa". Nơi thờ chính của cư dân đạo Ông Trần là Nhà Lớn. Đó là một quần thể kiến trúc đồ sộ với nhiều điện thờ, được bài trí theo hình chữ Nhân, nằm trên địa phận xã đảo Long Sơn thuộc Tp. Vũng Tàu ngày nay.

BR-VT: Hàng ngàn khách thập phương về tham dự Lễ Vía Ông tại Nhà Lớn Long Sơn 1
Người dân Long Sơn và các tín độ đã nhộn nhịp công tác chuẩn bị từ nhiều ngày để chuẩn bị tiếp đãi khách thập phương

Ông Trần mất ngày 20/2 Âm lịch, nên hàng năm trong hai ngày 19 và 20/2 Âm lịch, con cháu trong gia tộc và bà con, tín đồ tại Long Sơn tổ chức cúng bái rất long trọng. Dần dà tiếng lành đồn xa, những tín đồ và bà con ngưỡng mộ công đức của ông từ nhiều tỉnh thành khác cũng bắt đầu hành hương về tham dự, từ đó trở thành Lễ Vía Ông thu hút khách thập phương như hiện nay.

Tương truyền lúc sinh thời Ông thường cởi trần, đi chân đất lao động, làm nông như bao người dân khác, không hề phân biệt sang hèn và cũng nêu cao khí khái của bậc trượng phu xưa "đầu đội trời, chân đạp đất" (ông từng là nghĩa quân kháng Pháp), nên người dân lúc ấy quen gọi ông là Ông Trần. Cho đến nay, người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn mặc quần áo bà ba đen, đi chân đất, đầu để tóc búi gọn sau gáy. Họ cũng lưu giữ những nét sinh hoạt và tính cách đậm chất Nam Bộ, thật thà, hiếu khách.

BR-VT: Hàng ngàn khách thập phương về tham dự Lễ Vía Ông tại Nhà Lớn Long Sơn 2
Người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn mặc quần áo bà ba đen và lưu giữ những nét sinh hoạt, tính cách đậm chất Nam Bộ, thật thà, hiếu khách

Bà Lê Thị Kiềm, cháu đời thứ tư của Ông Trần, đại diện Nhà Lớn cho biết vẫn như thông lệ, Lễ Vía Ông năm nay tổ chức chính trong hai ngày 19 và 20 Âm lịch (10 và 11/3). Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dự kiến năm nay, khách hành hương sẽ đông đúc nên mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất nhiều ngày trước. Bà Kiềm cho biết thêm, chỉ trong ngày đầu diễn ra lễ Vía Ông năm nay, Nhà Lớn đón tiếp không dưới 5.000 lượt khách.

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.