Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người Dao duy trì tín ngưỡng cầu mùa năm mới

Thúy Hồng - 15:41, 07/02/2023

Người Dao ở xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thường tổ Lễ cầu mùa được diễn ra vào những ngày đầu năm mới. Đây là một trong những phong tục tập quán gắn liền với tín ngưỡng của đồng bào Dao nơi đây. Thông qua lễ hội, người Dao muốn gửi gắm tâm tư, ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt, cây trái trĩu quả, chăn nuôi phát triển…

Đặc sắc Lễ cầu mùa năm mới của người Dao Tiền
Đặc sắc Lễ cầu mùa năm mới của người Dao

Lễ cầu mùa của người Dao ở xã Đôn Phong diễn ra gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trước, gồm các nghi thức cúng lễ với ý nghĩa trình báo, mời các thần linh, Ngọc hoàng xuống dự lễ, xin các ngài phù hộ cho đồng bào người Dao đoàn kết một lòng, sản xuất hăng say, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Chuẩn bị các lễ vật trong lễ cầu mùa năm mới
Chuẩn bị các lễ vật trong lễ cầu mùa năm mới

Xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông là một xã khó khăn của huyện Bạch Thông có 10 thôn, bản, diện tích tự nhiên 12.759.03 ha, tổng số hộ 597. Gồm các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Kinh, Hoa....cùng sinh sống. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Thầy cúng chuẩn bị các công đoạn cho buổi lễ
Thầy cúng chuẩn bị các công đoạn cho buổi lễ

Nghi thức Lễ cầu mùa năm mới của người Dao cũng thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất. Đây không chỉ là nơi thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc Dao, mà còn là nơi thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của họ.

Nghi thức Lễ cầu mùa năm mới của người Dao cũng thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất
Nghi thức Lễ cầu mùa năm mới của người Dao cũng thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất

Thầy cúng Lý Phú Quân chia sẻ: Trong Lễ cầu mùa năm mới của người Dao, người con trai thì nhảy múa để cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, người phụ nữ thì hát giao duyên, thêu váy áo, khăn. Ý nghĩa của hát giao duyên là để trai gái tìm hiểu nhau, ông Quân cho biết thêm

Nghi thức cầu mùa được người Dao tổ chức trang trọng, có sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp đầu năm mới
Nghi thức cầu mùa được người Dao tổ chức trang trọng, có sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp đầu năm mới

Lễ cầu mùa năm mới là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Dao. Trước đây nghi thức này được người Dao tổ chức trang trọng, có sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp đầu năm mới. Già làng, trưởng bản, các thầy mo và bà con trong bản họp bàn nhau lại để chuẩn bị các công việc cụ thể như: chọn thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, chọn địa điểm và ngày cúng.

 Lễ cúng thường được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Sửu. Theo quan niệm của đồng bào Dao tổ chức lễ cúng vào ngày này làng bản sẽ gặp nhiều may mắn.

Một nghi thức trong lễ cầu mùa năm mới
Một nghi thức trong lễ cầu mùa năm mới

Phần hội gồm các trò chơi dân gian, hát Giao duyên, nhảy múa của các chàng trai cô gái,... Lễ hội là hoạt động văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Dao.

Độc đáo Lễ cầu mùa năm mới của người Dao Tiền 6
Một trong những nghi thức của Lễ cầu mùa
Một trong những nghi thức của Lễ cầu mùa

Lễ cầu mùa là dịp để người Dao xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn muốn gửi gắm tâm tư, ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt, cây trái trĩu quả, chăn nuôi phát triển…

Lễ cầu mùa năm mới thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Dao
Lễ cầu mùa năm mới thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Dao
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.