Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lê Vũ - Bảo Trần - 21:32, 15/02/2023

Ngày 15/2, UBND Tp. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ cúng và rước Cá Ông trên biển
Lễ cúng và rước Cá Ông trên biển

Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu là một trong những lễ hội lâu đời, được tổ chức vào ngày 15 - 18/8 Âm lịch hằng năm. Lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của Nhân dân thành phố biển, nhằm thể hiện tấm lòng tri ân, biết ơn đến Cá Ông - Vị thần hộ mệnh của ngư dân Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh miền biển nói chung.

Thông qua Lễ hội, ngư dân còn cầu xin sự bình an mỗi chuyến ra khơi, thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa và một cuộc sống ấm no.

Lễ hội còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau, như: Lễ cầu ngư, Lễ nghinh ông Thủy tướng, Lễ tế Cá Ông, Lễ rước cốt Ông. Qua thời gian, Lễ hội đã trở thành một tín ngưỡng truyền thống, luôn được giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ ngư dân.

Đoàn rước tượng Cá Ông từ Bãi Trước về Lăng Ông Nam Hải, Đình thần Thắng Tam, Tp Vũng Tàu. (Ảnh: Đinh Hữu Ngợt)
Đoàn rước tượng Cá Ông từ Bãi Trước về Lăng Ông Nam Hải, Đình thần Thắng Tam, Tp Vũng Tàu. (Ảnh: Đinh Hữu Ngợt)

Hằng năm, Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được bắt đầu bằng nghi thức khai nghinh Thủy tướng. Đoàn nghi lễ sẽ tiến hành rước linh vị của Cá Ông từ mũi Nghinh Phong về đến khu vực Bãi Trước. Sau đó, cùng với các bậc bô lão dẫn đoàn tháp tùng tượng Cá Ông từ Bãi Trước về đến Lăng Ông Nam Hải. Sau đó sẽ đọc sớ báo cáo đã nghinh “Ông” về đến làng.

Tiếp theo đến phần lễ cúng tiền hiền và các Anh hùng liệt sĩ, Lễ xây chầu Đại Bội, Lễ thỉnh sắc thần vào Lăng Ông Nam Hải... Các nghi lễ diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống trong bầu không khí trang trọng.

Thi đan lưới
Thi đan lưới

Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: Câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới, nhảy sạp… Các hoạt động Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu được tổ chức còn là dịp để quảng bá hình ảnh Thành phố du lịch sạch ASEAN đến du khách trong và ngoài nước, phát triển Lễ hội trở thành sản phẩm du lịch của địa phương.

Được biết, năm 2000, Lễ hội Nghinh Ông phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu được Tổng cục Du lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.