Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Thực hiện “5 không” để phòng dịch tả lợn hoành hành

PV - 15:21, 17/06/2019

Là huyện miền núi của TP. Hà Nội, Ba Vì có tổng đàn lợn hơn 314.000 con, chiếm 1/6 tổng đàn của Thành phố với số hộ chăn nuôi gần 15.000 hộ. Đến thời điểm này, Ba Vì có 21/31 xã có dịch tả châu Phi, với 600 hộ mắc dịch, chiếm khoảng 4,2% số hộ chăn nuôi lợn. Trong đó, có 14.000 con đã bị tiêu hủy, chiếm 4,3% tổng đàn.

Công tác tiêu hủy lợn dịch tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội). Công tác tiêu hủy lợn dịch tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của dịch tả lợn châu Phi đã khiến cho người chăn nuôi phải lao đao trước bao hệ lụy từ dịch khiến họ rơi vào cảnh khó khăn. Ghi nhận thực tế tại huyện Ba Vì (Hà Nội), mong mỏi lớn nhất của người chăn nuôi lúc này là được nhận đủ tiền hỗ trợ để sau khi hết dịch tiếp tục tái sản xuất.

Vừa dọn dẹp chuồng lợn trống hoắc để cất giữ những bao thức ăn chăn nuôi, chị Lê Thị Thúy, ở xã Đông Quang (huyện Ba Vì) vừa buồn rầu nói: Đàn lợn gần 100 con của gia đình đã bị tiêu hủy cách đây 1 tuần, bao nhiêu tiền cũng theo đó mà mất hết. Hai vợ chồng tôi giờ chỉ luôn canh cánh nỗi lo làm sao trả hết nợ nần.

Cũng như gia đình chị Thúy, chị Quên ở xã Cam Thượng có hơn 30 con lợn con và hơn 10 con lợn nái vừa tiêu hủy do dịch bệnh than thở, nuôi hai con ăn học đại học đều trông chờ vào việc chăn nuôi lợn, giờ lợn dịch hết rồi vẫn chưa có cách nào để xoay xở tiền ăn học hằng tháng cho con.

Gia đình chị Quên, chị Thúy là hai trong hàng trăm hộ chăn nuôi ở huyện Ba Vì đang lao đao sau đợt dịch bệnh. Bởi lâu nay, cuộc sống gia đình họ đều phụ thuộc vào việc chăn nuôi để trang trải sinh hoạt hằng ngày.

Theo ông Hứa Bá Trình, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố, từ nguồn kinh phí dự phòng của huyện, đến thời điểm này huyện đã hỗ trợ 2 đợt cho tổng 133 hộ chăn nuôi với mức hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng cho hơn 173.500kg lợn mắc dịch phải tiêu hủy. Định mức hỗ trợ huyện áp dụng theo Nghị quyết số 16 của Chính phủ, tức là hỗ trợ 80% giá thị trường tại thời điểm đối với lợn con, lợn thịt; 1,8 lần mức hỗ trợ đối với lợn nái, được tính theo từng ngày theo báo giá của Sở Tài chính.

Tuy nhiên, theo ông Trình, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ các gia đình sau khi có đàn lợn bị tiêu hủy, nhưng trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, cùng với việc không được phép tái đàn, người chăn nuôi không chỉ đối mặt với “bão” giá mà còn đứng trước nhiều thách thức như: nợ ngân hàng thậm chí có những hộ còn có nguy cơ tái nghèo cao.

Do đó, để hỗ trợ người dân hiệu quả nhất, huyện Ba Vì đã và đang đẩy mạnh xây dựng kế hoạch hành động để chống dịch hiệu quả. Đặc biệt, huyện tập trung tuyên truyền để người dân thực hiện tốt phương châm “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn ốm chết ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.