Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bắc Giang: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần chương trình MTQG

Minh Thu - 12:07, 16/12/2022

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với UBND huyện Sơn Động tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2022 - 2025 (Chương trình MTQG).

Trưởng Ban Dân tộc Bắc Giang Vi Thanh Quyền phát biểu tại Hội thảo
Trưởng Ban Dân tộc Bắc Giang Vi Thanh Quyền phát biểu tại Hội thảo

Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và bà Tống Thị Hương Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị: Các cơ quan chuyên môn của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; đại diện Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Giám đốc các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh; lãnh đạo UBND xã, công chức văn phòng, cán bộ Khuyến nông trên địa bàn 17 xã của huyện Sơn Động.

Hội thảo đã nghe 11 báo cáo tham luận về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, kiến nghị triển khai tổ chức thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình. Trong đó nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi (thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, nội dung này còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa triển khai được. Cụ thể: Chưa có mẫu hồ sơ hướng dẫn thực hiện dự án phát triển sản xuất; văn bản hướng dẫn triển khai trồng dược liệu chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; chưa kết nối được với các doanh nghiệp thực hiện mô hình phát triển sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị; là năm đầu tiên thực hiện Chương trình và cũng là nội dung mới so với các giai đoạn trước đó…

Kết luận tại Hội thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang Vi Thanh Quyền tiếp thu các ý kiến tham luận của đại biểu, đồng thời nhấn mạnh: Để thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi (Tiểu dự án 2, Dự án 3) mục tiêu Dự án là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS.

Để thực hiện thành công, cần sự quyết tâm vào cuộc của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của Nhân dân vùng DTTS. Cơ quan chủ trì Dự án cần đặc biệt quan tâm trong công tác khảo sát, tư vấn, lập dự án, kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chương trình MTQG; đánh giá thị trường tiêu thụ, thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh thức của sản phẩm; hiện trạng thu mua, phân phối, năng lực xuất khẩu; giá bán, thuận lợi, khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, mức độ bảo đảm chất lượng đầu ra của thành phẩm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng; Dự án phải phù hợp với quy hoạch vùng, tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực tại địa phương. Từ đó, công tác lập kế hoạch chính sách, chương trình hành động, thực hiện hỗ trợ hiệu quả hơn và thúc đẩy chuỗi phát triển mang tính bền vững.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đề nghị các doanh nghiệp, HTX chủ động kết nối trực tiếp với chính quyền sở tại, cơ quan chủ trì Dự án triển khai thực hiện bảo đảm các quy định của pháp luật, đôi bên cùng có lợi, người dân có việc làm, sinh kế bền vững, doanh nghiệp có lợi nhuận…

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.