Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các loại hình cờ bạc trá hình trong lễ hội

Thiên An - 07:15, 08/03/2024

Tỉnh Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Tại các lễ hội vẫn tồn tại một số hoạt động cờ bạc trá hình núp bóng các trò chơi dân gian như: Phi tiêu bóng bay, ném vòng, tôm cua bầu cá… Các hoạt động này không những vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn phát sinh các loại tội phạm, như gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản.

Trò chơi ném phi tiêu tại các lễ hội luôn thu hút đông đảo người tham gia vì tâm lý thắng thua, nhiều người đặt số tiền lên đến hàng triệu đồng (Ảnh MH)
Trò chơi ném phi tiêu tại các lễ hội luôn thu hút đông đảo người tham gia vì tâm lý thắng thua, nhiều người đặt số tiền lên đến hàng triệu đồng (Ảnh MH)

 Nhiều người gọi tháng giêng  là “tháng ăn chơi” . Đây là thời điểm người dân có nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhất là những lao động tự do và làm nông nghiệp ở nông thôn. Trong khi đó, các khoản tiền tích cóp cả năm cũng được chi dùng nhiều. Vì thế, tệ nạn cờ bạc có dịp nảy sinh trong cộng đồng, tập trung sau những buổi liên hoan, gặp mặt đầu xuân và lễ hội.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các lễ hội ở nhiều nơi đang rộ lên những điểm tổ chức cờ bạc trá hình, dưới hình thức là ném phi tiêu, cộng điểm nhận thưởng. Những điểm này thu ở hút nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ, tập trung tại một bàn ném phi tiêu.

Mỗi lượt chơi 2 lần ném và cộng các con số đó ra kết quả. Người chơi đặt số lớn từ 8 - 12 hoặc bé từ 2 - 6. Số 7 là giải đặt biệt. Những người khác có thể đặt theo. Nếu thắng có thể được 100 - 300% số tiền đã cược.

Quan sát các bàn chơi, các đối tượng đều để trên bàn những con gấu bông để núp bóng, đây là phần thưởng nếu người chơi thắng. Ban đầu, người chơi chỉ đặt số tiền với mệnh giá từ 10.000 - 20.000 đồng. Nhiều người nghĩ rằng, đây đơn thuần chỉ là trò chơi lấy vui, lấy may mắn đầu năm, nhưng sau đó, vì tâm lý thắng thua, nhiều người đặt số tiền lên đến hàng triệu đồng.

Các trò cờ bạc trá hình tại lễ hội còn thu hút nhiều học sinh tham gia
Các trò cờ bạc trá hình tại lễ hội còn thu hút nhiều học sinh tham gia

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự lễ hội, Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý các loại hình cờ bạc trá hình trong lễ hội. Phối hợp với các cơ quan liên quan, đội kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và tệ nạn xã hội của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm, trọng tâm là các hoạt động cờ bạc trá hình.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như cả nước bắt đầu vào mùa lễ hội. Tệ nạn cờ bạc cũng bắt đầu có nguy cơ bùng phát, với nhiều hình thức khác nhau. Các đối tượng chơi cờ bạc, có thể không tổ chức công khai tại lễ hội mà sẽ chọn trong nhà dân, nơi vắng người để sát phạt nhau.

Thượng tá Nguyễn Anh Sơn, Trưởng Công an huyện Lạng Giang cho hay: “Do có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo công an các cấp và lực lượng công an xã bám sát địa bàn nên các đối tượng tham gia đánh bạc ngày càng tinh vi, kín đáo hơn, không dám công khai như những năm trước. Thậm chí khi chơi bài còn bố trí người cảnh giới”.

Theo Thượng tá Sơn, để ngăn chặn tệ nạn cờ bạc vào những ngày đầu xuân, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp Nhân dân về tác hại của tệ nạn này. Muốn vậy, phải phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể ở cơ sở trong công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực, từ đó xây dựng nếp sống văn hóa nói không với tệ nạn cờ bạc; tạo ra phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm; gia đình, địa phương, cơ quan, lễ hội không có tệ nạn cờ bạc. 

Tin cùng chuyên mục
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.