Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bác Hồ trong trái tim đồng bào vùng cao Quảng Nam

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 09:36, 08/02/2021

Hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ kính yêu đã đi xa, thế nhưng trong trái tim của hàng vạn đồng bào Cơ Tu, Gié Triêng, Co, Xơ Đăng vùng cao tỉnh Quảng Nam, Bác luôn sống mãi. Nhớ ơn Bác, khắc ghi lời Bác dặn dò, những người mang họ Hồ tại các bản làng vùng cao Quảng Nam luôn duy trì nhiều việc làm, hành động ý nghĩa, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới.

Bác Hồ chụp ảnh với đồng bào các DTTS. (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ chụp ảnh với đồng bào các DTTS. (Ảnh tư liệu)

Đã ngoài 80 tuổi, nhưng kỷ niệm hai lần được gặp Bác của vị cán bộ lão thành cách mạng - ông Hồ Văn Điều, dân tộc Gié Triêng ở Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn luôn vẹn nguyên.

Lần thứ nhất, năm 1960, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ông Hồ Văn Điều tập kết ra Bắc học tại Trường Dân tộc Trung ương. Trung thu năm 1961, ông cùng nhiều học sinh miền Nam được nhận kẹo từ tay Bác Hồ tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ánh mắt hiền từ, lời nói nhỏ nhẹ, phong cách giản dị của Bác Hồ đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng cậu bé người Gié Triêng.

Lần thứ hai được gặp Bác Hồ là vào dịp khai giảng đầu năm học 1963, ông Điều kể tiếp, khi tiếng loa phát thanh của trường báo đi gặp Bác Hồ, từng đoàn học sinh ùa vào hội trường, ai cũng cố chen chân để được gần Bác hơn. Lời căn dặn lúc đó của Bác đến nay ông vẫn không quên: “Các cháu là học sinh miền Nam, các cháu phải học tập cho tốt. Cha mẹ các cháu đang tăng gia sản xuất, thi đua giết giặc, các cháu ở đây phải đoàn kết, học tốt và giữ kỷ luật nghiêm như bộ đội...”.

Năm 1965, sau 5 năm học tập, ông Điều được kết nạp Đảng tại trường và về lại địa phương tham gia cách mạng. Lúc này, người Gié Triêng Phước Sơn vẫn còn ở trên các dãy núi cao, đói ăn, mù chữ, nhiều hủ tục còn tồn tại.

Để bà con theo Đảng, theo Bác Hồ, theo cách mạng, ông Điều đổi sang họ Hồ. “Bác Hồ như ngọn đèn soi đường dẫn lối và đổi sang họ Hồ để khẳng định người Gié Triêng suốt đời theo Đảng, theo Bác Hồ, trung thành với Đảng, với Bác Hồ”, ông Điều nói. Và từ đó, người con Gié Triêng đầu tiên mang họ Hồ đã đi khắp các bản làng trong huyện vận động Nhân dân học chữ, tăng gia sản xuất, làm lễ ăn thề xóa bỏ nạn trả đầu, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc để chống giặc Mỹ...

Hầu hết đồng bào DTTS ở Phước Sơn mang họ Bác Hồ
Hầu hết đồng bào DTTS ở Phước Sơn mang họ Bác Hồ

Theo đó, khoảng 5.000 người Gié Triêng của huyện Phước Sơn lúc bấy giờ đã đồng loạt lấy họ Hồ làm họ của mình. Nhiều điển hình thi đua tăng gia sản xuất như bà Hồ Thị Chuỗi, xã Phước Hiệp, trong một ngày trồng xong 1.000 gốc sắn; ông Xọp ở Phước Hiệp dùng bẫy đá đánh chặn một đợt càn quét của Mỹ - ngụy... Và nhất là quân và dân huyện Phước Sơn phối hợp với bộ đội chủ lực Quân khu 5 làm nên chiến thắng Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện lỵ Phước Sơn ngày 12/5/1968.

Hòa bình lập lại, ông Điều từng kinh qua nhiều công tác khác nhau. Ông từng là đại biểu Quốc hội khóa VIII, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng… Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn gương mẫu đi đầu, xứng đáng là người con Gié Triêng đầu tiên được mang họ Bác Hồ ở huyện vùng cao Phước Sơn.

Mới đây nhất, ông Điều được vinh dự đón Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, chúc mừng sức khỏe. Trong buổi nói chuyện với vị lãnh đạo cao nhất của Quốc hội, ông Điều vẫn không quên lời hứa son sắt với Đảng, với Bác Hồ, với cách mạng “còn sức còn cống hiến và trọn đời động viên con cháu giữ họ Hồ - như thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với vị Cha già kính yêu của dân tộc”.

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.