Cụ thể: Thị xã Quế Võ (28 sản phẩm của 8 chủ thể); thị xã Thuận Thành (24 sản phẩm của 12 chủ thể); huyện Gia Bình (12 sản phẩm của 6 chủ thể); huyện Lương Tài (12 sản phẩm của 4 chủ thể); huyện Yên Phong (7 sản phẩm của 5 chủ thể); thành phố Bắc Ninh (7 sản phẩm của 4 chủ thể); thành phố Từ Sơn (5 sản phẩm của 4 chủ thể); huyện Tiên Du (3 sản phẩm của 2 chủ thể).
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cũng phê duyệt nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao đối với 3 sản phẩm (miếng rửa bát; bông tắm xơ mướp; lót giày xơ mướp) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ánh Dương Kinh Bắc - Kim Tháp, xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành. Đổi tên 2 sản phẩm: Nhang ngải cứu và nhang bồ kết Cát Lát của HTX Thảo Dược Cát Cát, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.
Chương trình được triển khai từ năm 2018 và nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, ngành và các chủ thể, đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm; từng bước góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của các chủ thể tham gia Chương trình. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 174 sản phẩm OCOP, trong đó có 108 sản phẩm đạt 3 sao, 66 sản phẩm đạt 4 sao.
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Ninh đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được công nhận, ít nhất có 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được công nhận.