Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bắc Ninh: Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Xuân Hải - 14:24, 25/05/2024

Với niềm tự hào của vùng đất cổ ngàn năm văn hiến bước vào giai đoạn phát triển mới, ngành Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã và đang tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Lễ khai mạc Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Lễ khai mạc Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng Xuân Giáp Thìn 2024 tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Với mục tiêu phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, trong  nhiều năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Với lợi thế về hệ thống di sản văn hóa truyền thống, giàu giá trị lịch sử, Bắc Ninh đang phát triển nhiều loại hình du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng, văn hóa tâm linh, làng nghề truyền thống. Nhiều lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức hằng năm được người dân cả nước và du khách quốc tế quan tâm như: Hội chùa Phật Tích, hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho, hội Diềm, hội chùa Bút Tháp; Nghi lễ và trò chơi Kéo co Hữu Chấp… Vùng đất có trăm nghề như tơ tằm Vọng Nguyệt, gốm sứ Phù Lãng, gò, đúc đồng Đại Bái, chạm khắc gỗ Phù Khê, Hương Mạc, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, rối nước Đồng Ngư...

Hiện nay, Bắc Ninh còn chú trọng nâng cao chất lượng điểm đến và chất lượng dịch vụ du lịch; tiếp tục quy hoạch, đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; đầu tư kết cấu hạ tầng, cảnh quan môi trường một số làng nghề, làng Quan họ; Tăng cường hoạt động hợp tác, giao lưu, quảng bá di sản văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu với các tỉnh bạn... Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu mảnh đất, con người, tiềm năng thế mạnh của Bắc Ninh tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, trong năm 2024, ngay từ đầu năm, Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú sôi động, thu hút đông đảo người dân và du khách tới thưởng thức. Tổ chức các lễ hội truyền thống đầu Xuân Giáp Thìn 2024 như: Các chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền; Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng; trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống tại các di tích, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, quý 1 năm 2024, ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh đón khoảng 710 nghìn lượt khách, tăng 36,5% so cùng kỳ năm 2023; doanh thu ước đạt 480 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ.

Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng hằng năm thu hút hàng nghìn người tham dự
Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng hằng năm thu hút hàng nghìn người tham dự

Theo kế hoạch. Bắc Ninh phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón và phục vụ từ 2- 2,5 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ du lịch ước đạt 2 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030, đón và phục vụ hơn 5 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu du lịch đạt 4,5 nghìn tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu này, Bắc Ninh xác định sẽ huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội. Trong đó, tập trung đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, vai trò của văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách theo hướng ưu đãi, ưu tiên đối với đầu tư lĩnh vực văn hóa, du lịch; Hoàn thiện quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng; tu bổ, tôn tạo di tích; bảo vệ môi trường, cảnh quan; phát triển du lịch bền vững...

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.