Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du

Như Ý - 11:43, 26/01/2024

Cây địa du còn có tên gọi khác là ngọc xị, toan giả, tạc táo, ngọc trác, ngọc cổ, qua thái, vô danh ấn, đồn du hệ, địa du thán…có vị đắng, tính hơi hàn. Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…Dưới đây là những bài thuốc có sử dụng cây địa du mời các bạn tham khảo.

Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…
Địa du có tác dụng điều trị cho phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy…

Đặc điểm cây địa du

Cây địa du là loại cây thảo, lá có cuống dài, búp lông chim, mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Cây thường mọc hoang ở rừng núi, mọc trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp.

Hoa màu đỏ sẫm, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mùa hè từ tháng 7-9. Quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thu hái rửa sạch phơi khô. Dược liệu hình trụ, bên ngoài màu nâu thâm hoặc nâu tím, cứng, bên trong ít xơ, ít rễ con, khi cắt ra màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt là thứ tốt. Thử nhỏ vụn nhiều xơ là dược liệu xấu.

Cây địa du được thu hoạch vào 2 mùa chính là mùa Xuân hoặc mùa Thu. Thời điểm mùa Xuân là khi cây địa du sắp nảy chồi, hoặc mùa Thu là thời điểm sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái thành từng phiến nhỏ rồi phơi khô.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du 1

Bài thuốc có sử dụng cây địa du

Trị lao phổi ho ra máu: Lấy 80g bạch mao căn, địa du sao vàng xém cạnh 12g và bách thảo sương, sanh cam thảo (cam thảo sống), mỗi vị 8g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc đổ thêm nước cho đến khi ngập hết phần thuốc. Sau đó, sắc nhỏ lửa uống thay trà hàng ngày, dùng liền trong thời gian 10 ngày.

Điều trị chảy máu cam do nhiệt: Lấy 7g địa du, đại táo 50g, cam thảo 2g và a giao 3g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc và đổ thêm khoảng 600ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng điều trị liên tục trong thời gian 5 ngày.

Điều trị nước ăn chân: Chuẩn bị 1 nắm to địa du, đổ ngập nước sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc đặc ngâm chân, rồi lau khô.

Trị bỏng do nước sôi: Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.

Đi tiểu nước tiểu đỏ đỏ (do nóng), táo bón: Dùng 15g địa du và cam thảo 4g. Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 550ml nước, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài trong 10 ngày.

Điều trị kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt dài ngày: Lấy 15g địa du (sao vàng xém cạnh) và hạn liên thảo 8g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 3 bát con nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Tiếp theo, cho thêm 2 bát con vào ấm sắc còn 1 bát. Sau đó, đem 2 nước thuốc vừa làm trộn lẫn, chia thành 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị bệnh thông thường kéo dài khoảng 10 ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa du 2

Điều trị khí hư dài ngày, kiết lỵ ra máu: Chuẩn bị địa du 16g; đương quy 12g, ô mai 12g, a giao 12g, kha tử nhục 12g, mộc hương 6g và hoàng liên 6g. Đem nghiền tất cả dược liệu kể trên thành bột mịn, luyện với mật làm từng viên hoàn. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc uống.

Điều trị chín mé (giai đoạn sớm có kèm sưng tấy): Đem địa du khô sắc lấy nước đặc ngâm vị trí bị chín mé trong thời gian khoảng 30 phút, ngày làm 2 lần.

Điều trị nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được: Chuẩn bị địa du 400g, kim ngân hoa 150g, vẩy lăng lý 3 cái sao đất vàng. Tán các dược liệu trên thành bột và thêm nước, rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu.

Lưu ý

Người bị huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng dược liệu địa du.

Trước khi sử dụng địa y trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.