Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc hay từ củ cải trắng

Như Ý - 12:27, 20/12/2021

Củ cải trắng còn được gọi là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú… có vị cay, tính mát, khí đi lên; củ cải đã nấu chín vị ngọt, tính bình, khí đi xuống... Nên củ cải có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa...Sau đây là một số bài thuốc từ củ cải trắng mời bà con tham khảo.

Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt

Chữa lao phổi, ho ra máu, đau tức ngực: Củ cải 300g nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9-10g phèn chua, 150g mật ong, quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.

Chữa viêm họng: Củ cải tươi (1 - 2 củ), một ít đường phèn (hoặc thay bằng mật ong). Cách làm: củ cải cạo vỏ, rửa sạch, cắt dạng sợi, đem trộn với đường phèn, cho vào hũ để qua đêm cho ra nước rồi chắt lấy nước này uống. Cứ khi nước ra, lại chắt lấy nước, làm liên tục vài ngày.

Chữa khí quản cấp tính: Củ cải 500-1.000g, quả trám 250g, sắc uống.

Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính: Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống trong ngày. Hay lấy củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày.

Chữa ho nhiều đờm: Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.

Chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 – 5 ngày.

Chữa khản tiếng, mất tiếng
Khàn tiếng, mất tiếng làm cho chúng ta rất khó chịu và gặp nhiều cản trở trong giao tiếp. Để chữa trị hiện tượng này các bạn có thể dùng nước ép của cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Nên ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng.

Chữa rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).

Chữa ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần.

Chữa suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần.

Trị đau do sỏi mật: Củ cải tươi đem thái thành từng miếng dày, rồi đem tẩm cho thấm mật ong. Sau khi tẩm, đem sấy khô, dùng củ cải đã tẩm sấy này.

Trị đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g và một ít nếp đem nấu cháo. Dùng lúc cháo nóng, ngày 2 lần.

Trị đau đầu do cao huyết áp: Ép nước củ cải tươi uống lạnh.

Giảm bệnh đái tháo đường: Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.

Giúp tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.

Chú ý: 

Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.