Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây hoa tầm xuân

Như Ý - 00:45, 27/02/2024

Tầm xuân còn gọi là hồng tầm xuân, hoa hồng dại, dã tường vi…Theo y học cổ truyền, rễ tầm xuân vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong hoạt lạc, giải độc, sát khuẩn…Sau đây là một số bài thuốc từ cây hoa tầm xuân mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây hoa tầm xuân

Trị cảm nắng: Sắc 3 – 9g hoa tầm xuân lấy nước đặc uống

Hoặc: Kết hợp 5g hoa tầm xuân với 10g rễ cây qua lâu, 30g sinh thạch cao và 15g dương cửu. Sắc kỹ chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Đều đặn uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt

Hoặc: Dùng hoa tầm xuân và hoa đậu ván trắng mỗi loại 10g. Cả hai đem hãm với nước sôi giống như pha trà. Để khoảng 15 phút vớt xác ra, hòa thêm chút đường phèn vào uống.

Hoặc: Hoa tầm xuân 5g, Sinh thạch cao 30g, Thiên hoa phấn 10g, Mạch môn 15g. Tất cả đem sắc uống.

Chữa kiết lỵ: Rễ tầm xuân sao vàng, hạ thổ, dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ quả lựu, rễ gai tầm xoọng, vỏ quả chuối hột, búp ổi mỗi vị 20g. Sắc lấy nước đặc, uống trong ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

Chữa phong thấp, lưng gối đau mỏi, teo cơ, đi lại khó khăn: Rễ tầm xuân, rễ vú bò, rễ ngưu tất, dây chiều, rễ thanh táo, hà thủ ô, cẩu tích mỗi vị 20 g. Sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc rễ tầm xuân 20 g; củ khúc khắc, rễ gấc, rễ gai tầm xoọng mỗi vị 10 g, cùng sắc uống trong ngày.

Phù thận: Dùng quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống.

Đau bụng kinh: Lấy quả tầm xuân 120g sắc uống.

Chữa sốt rét: Dùng hoa tầm xuân tươi, nấu nước uống thay cho trà.

Chữa u bướu tuyến giáp: Chuẩn bị 5g hoa tầm xuân, 5g hoa trùng bì, 5g hoa thanh bì và 5g hoa hồng. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc chung với nhau. Đổ 500ml nước nấu lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 200ml. Gạn ra chia 3 lần uống trong ngày. Dùng tốt nhất khi còn ấm.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây hoa tầm xuân 1

Chữa phù cho bệnh nhân bị viêm thận: Chuẩn bị 3 – 6g quả tầm xuân đem sắc chung với 3 quả hồng táo uống hàng ngày

Hoặc: Dùng 20g quả tầm xuân và 3g đại hoàng làm thuốc sắc uống. Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.

Chữa viêm loét ở chân: Chuẩn bị lá tầm xuân tươi hoặc khô đem nấu nước để vệ sinh vết thương 2- 3 lần trong ngày

Chữa bỏng: Lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng

Hoặc: Rễ tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng đắp vào tổn thương.

Chữa phong thấp teo cơ: Dùng rễ tầm xuân 20g sắc uống.

Trị thấp khớp, teo cơ, đau lưng mỏi gối, đi lại khó khăn: Rễ tầm xuân, rễ thanh táo, cây vú bò, ngưu tất, dây chìu, hà thủ ô, cẩu tích. 20g mỗi vị đem sắc uống.

Chữa đái tháo, vãi đái không cầm được, trẻ đái dầm: Đem rễ tầm xuân 20-30 g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Vàng da: Dùng rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.

Trị mụn nhọt bằng lá tầm xuân: Lấy lá và cành Tầm xuân, rửa sạch, giã nhuyễn với chút muối rồi đắp lên vùng da bị mụn.

Điều trị bỏng: Có thể lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng. Hoặc dùng rễ cây tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng, sau đó đắp vào vết bỏng.

Điều trị chảy máu cam, ói ra máu: Chuẩn bị 6g hoa tầm xuân, 15g tử tuệ căn và 30g rễ cỏ tranh. Đem tất cả các vị trên hợp thành một thang. Cho vào ấm sắc trong 30 phút lấy nước uống giúp cầm máu trong các trường hợp bị chảy máu cam, thổ huyết.

Điều trị táo bón: Chuẩn bị 10g quả tầm xuân và 3g tướng quân đem kết hợp 2 vị trên làm thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây hoa tầm xuân 2

Chữa tổn thương ngoài da gây chảy máu: Rễ tầm xuân khô, tán bột mịn cất trong hũ có nắp đậy kín. Khi dùng lấy một ít rắc trên vết thương hoặc trộn chung với dầu vừng thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa vào tổn thương.

Điều trị bệnh áp xe phổi: Chuẩn bị 15g rễ tầm xuân, 30g bo bo và 30g hạt bí đao. Đem sắc các vị trên chung với nhau lấy nước đặc uống

Trị bệnh ghẻ trong mùa hè: Chuẩn bị một ít rễ tuần xuân tươi đem hãm trà rễ tầm xuân uống 2- 3 chén một ngày.

Điều trị bệnh tiểu đường, bệnh viêm loét niêm mạc miệng kéo dài: Chuẩn bị 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân được lấy vào buổi sáng sớm. Đem pha sương thu được với một chút nước ấm uống trước khi ăn.

Điều trị mụn ung nhọt có mủ: Lá tầm xuân khô, giấm, mật ong đem nghiền lá tầm xuân thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít trộn chung với giấm và mật ong sao cho được hỗn hợp đặc sệt. Đắp trực tiếp lên khu vực bị tổn thương mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên không dùng cho các trường hợp mụn đã bị vỡ loét.

Trị đau răng, chữa viêm loét miệng: Chuẩn bị rễ tầm xuân tươi, đem sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Điều trị nhọt độc: Chuẩn bị 1 nắm lá và cành non của cây tầm xuân, một ít muối ăn. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị giã nát với muối. Sau đó, đắp trực tiếp lên nốt mụn, dùng băng gạc y tế băng cố định lại. Thay thuốc 1- 2 lần mỗi ngày.

Điều trị liệt mặt, liệt nửa người do biến chứng của bệnh tăng huyết áp: Chuẩn bị: 15 – 30g rễ tầm xuân. Sắc nước đặc cho bệnh nhân uống 3 lần một ngày

Chữa tiểu khó, bí tiểu: Chuẩn bị 10g quả tầm xuân, mã đề và biển súc mỗi loại 30g. Đem sắc thuốc với 500ml nước cho cạn còn một nửa. Gạn ra chia 2 -3 lần uống

Điều trị chứng chảy máu cam mãn tính: Chuẩn bị 60g rễ tầm xuân, 300g thịt vịt già. Đem rễ tầm xuân và thịt vịt cắt nhỏ hầm nhừ. Ăn món này vài lần trong tuần để mau khỏi bệnh.

Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: Lấy rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường.

Chữa bệnh trĩ ra máu, tổn thương do trật đả: Chuẩn bị 30g rễ tầm xuân tươi đem rửa sạch đất cát, giã nát rồi chắt lấy nước cốt rễ tầm xuân uống.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây hoa tầm xuân 3

Trị đau bụng kinh: Chuẩn bị 120g quả tầm xuân, một ít đường và rượu vang, sắc quả tầm xuân lấy nước đặc. Sau đó hòa chung với đường và rượu vang uống. Dùng khi còn ấm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Điều trị bệnh rong huyết ở phụ nữ: Chuẩn bị cỏ nhọ nồi, tiên hạc thảo và rễ tầm xuân mỗi vị 30g và 10g cây ngải cứu đốt tồn tính. Mỗi ngày uống 1 thang dạng thuốc sắc

Chữa vàng da: Chuẩn bị 15 – 24g rễ tầm xuân, 60g thịt nạc lợn, một ít rượu vang. Đem rễ tầm xuân và thịt lợn hầm chín, thêm rượu vang vào. Ăn vài lần trong ngày cho hết.

Lưu ý

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng.

Cây tầm xuân không có độc nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Người bệnh chỉ nên dùng với liều lượng cho phép.

Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng với thành phần có trong cây tầm xuân. Cần ngưng dùng thuốc ngay nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị dị ứng như nổi mề đay, ngứa ngoài da, trong người bứt rứt khó thở, nôn ói, tức ngực…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hoa tầm xuân và nụ tầm xuân. Đây là hai loại hoàn toàn khác nhau. Hoa tầm xuân có những cánh hoa mỏng tựa như hoa mẫu đơn, nhụy màu vàng. Còn nụ tâm xuân là những búp tròn mọc chi chít trên cành, thường có nhiều màu và được trưng nhiều vào dịp Tết.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.