Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Ban Dân tộc Bắc Kạn: Nhân rộng mô hình ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Minh Thu (thực hiện) - 19:04, 22/11/2022

Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn xung quanh vấn đề này.

Ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn
Ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn

PV: Thưa ông, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều giải pháp cụ thể để triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, ông cho biết một số kết quả của Đề án?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, thời gian qua, Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện Đề án đã có nhiều giải pháp cụ thể và thu được một số kết quả khá khả quan. Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh giảm hằng năm (tỷ lệ tảo hôn 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh chiếm 4,23% so với năm 2016 tỷ lệ tảo hôn chiếm 6,92%), các trường hợp HNCHT gần như không còn xảy ra. Đây cùng là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ nhận thức của đồng bào DTTS về tác hại của nạn tảo hôn và HNCHT được nâng lên rõ rệt.

PV: Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng thực trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh Bắc kạn vẫn còn diễn biến phức tạp, ông cho biết nguyên nhân và một số giải pháp để giảm thiểu tình trạng này?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Thực trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn diến biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu: Do tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất tinh thần của đồng bào còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn trường hợp mù chữ, nhận thức của một số đồng bào còn hạn chế. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; sự can thiệp, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết…

Cuộc thi “Rung chuông vàng” thuộc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” thu hút đông đảo học sinh vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn tham gia
Cuộc thi “Rung chuông vàng” thuộc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” thu hút đông đảo học sinh vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn tham gia

Để giảm thiểu tình trạng này, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác phòng, chống tảo hôn và HNCHT, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân và gia đình, về phòng, chống tảo hôn vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của chính quyền và các đoàn thể tại địa phương.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; trong đó triển khai hiệu quả tiểu dự án: giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp pháp luật về hôn nhân và gia đình trong đồng bào DTTS; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Khen thưởng, biểu dương kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tảo hôn; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, HNCHT.

Cuộc thi “Rung chuông vàng” thuộc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” thu hút đông đảo học sinh vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn tham gia
Cuộc thi “Rung chuông vàng” thuộc Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” thu hút đông đảo học sinh vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn tham gia

PV: Một trong những giải pháp quan trọng trong phòng chống tảo hôn và HNCHT là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về những hệ luỵ, tác hại của vấn đề này. Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã triển khai công tác này như thế nào, thưa ông?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, sự chủ động của cơ quan làm công tác dân tộc, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Lựa chọn phương pháp biên soạn tài liệu đơn giản, dễ hiểu, trọng tâm; hình thức tuyên truyền đặc thù, gắn với những tình huống phát sinh trong đời sống hàng ngày, phù hợp tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS.

Phát huy vai trò đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, Người có uy tín, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em và các văn bản liên quan. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí, ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, từng bước xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, qua đó góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tảo hôn và HNCHT trong đồng bào DTTS.

Truyền thông về bình đẳng giới, tảo hôn và HNCHT tại mô hình điểm của Trường Tiểu học và THCS Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm
Truyền thông về bình đẳng giới, tảo hôn và HNCHT tại mô hình điểm của Trường Tiểu học và THCS Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm

PV: Được biết, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang triển khai mô hình điểm ngăn chặn tảo hôn và HNCHT tại một số địa phương. Sau thời gian triển khai mô hình thí điểm, ông có chia sẻ, đánh giá như thế nào về hiệu quả mô hình? Dự kiến các mô hình sẽ được nhân rộng như thế nào, thưa ông?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Việc thành lập và triển khai thực hiện mô hình điểm ở địa phương đối với một số DTTS ở khu vực nơi có tỷ lệ tảo hôn và HNCHT cao đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền phổ biến, vận động đồng bào thực hiện chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình. Từ đó có sự thay đổi trong hành vi, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT ở địa phương. Đặc biệt, việc thành lập Nhóm nòng cốt là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín… đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động kịp thời khi có phát sinh các trường hợp có thể dẫn đến tảo hôn, đây là điểm mới, đem lại hiệu quả cao cho mô hình.

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Ban Dân tộc đề xuất, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt xây dựng các mô hình tại các địa phương và triển khai thực hiện duy trì, nhân rộng, nâng cao hiệu quả mô hình điểm dự án: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025.

Ban Dân tộc phối hợp với Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức tuyên truyền Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS tỉnh Băc Kạn" cho học sinh xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm
Ban Dân tộc phối hợp với Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức tuyên truyền Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS tỉnh Băc Kạn" cho học sinh xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm

PV: Xin ông cho biết một số khó khăn, vướng mắc và những đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bắc Kạn trong triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”?

Ông Bế Ngọc Thuấn: Tuy đã đạt được một số kết quả, song tình trạng tảo hôn vẫn diễn biến phức tạp, vẫn xảy ra trên địa bàn các huyện, trong đó tập trung nhiều tại các thôn vùng cao, vùng đồng bào DTTS, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tác hại, hậu quả của tảo hôn và HNCHT đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Ở một số nơi, chính quyền địa phương còn lúng túng trong việc xử lý, vận động, thuyết phục các cặp tảo hôn chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án giai đoạn 2021 - 2025 (theo Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời đang triển khai và thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTQG.

Tuy nhiên, tại Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện một số Dự án Chương trình MTQG, chưa hướng dẫn cụ thể có hay không thực hiện việc tích hợp thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn II ) vào Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG. Do vậy, tại địa phương còn nhiều lúng túng, khi đồng thời triển khai 2 chương trình có cùng nội dung, thời gian giống nhau. Đề nghị Ủy ban Dân tộc có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, để UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu và các hoạt động của Đề án, dự án.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.