Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La: Cải cách hành chính để nâng cao chất lượng thực hiện công tác dân tộc

Minh Thu - 12:12, 12/03/2021

Trong năm 2020, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Ban Dân tộc tỉnh Sơn La triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt Ban chú trọng "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Theo đó, từ đơn vị có chỉ số CCHC xếp vị trí thứ 18/18 sở ngành (năm 2015), Ban Dân tộc đã tạo bước đột phá khi vươn lên, đứng thứ 2/20 sở ngành năm 2020).

Công tác CCHC ở Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả tích cực
Công tác CCHC ở Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả tích cực

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Xác định cán bộ giữ vai trò nòng cốt trong quá trình triển khai các hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị, theo đó trong nhiều nội dung CCHC được triển khai, thì “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” là nội dung được Ban Dân tộc tỉnh Sơn La chú trọng  thực hiện. Trong năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh  đã thực hiện quy trình bổ nhiệm lại 04 vị trí lãnh đạo phòng; hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên thực hiện quy trình luân chuyển 01 vị trí giữ chức vụ lãnh đạo Ban; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm cho 02 cán bộ. Tiếp nhận 02 công chức, nâng lương trước thời hạn cho 02 công chức; nâng lương thường xuyên cho 04 công chức (đạt 100% kế hoạch đề ra).

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh đã chọn cử 01 cán bộ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ Thanh tra viên năm 2020; 02 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng; 02 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng quản lý cán bộ cấp sở năm 2020.

Bà Nguyễn Bích Lan, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, là một trong hai cán bộ được cử đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cán bộ cấp sở trong năm 2020. Theo bà Lan, việc được cử đi học là tiền đề, là điều kiện để kiện toàn cán bộ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Bà Lan cho biết thêm, hiện nay, 100% văn bản làm việc của Ban Dân tộc được chuyển dưới dạng điện tử. Việc triển khai chứng thư số, chữ ký số đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác. Lãnh đạo Ban có thể xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi chỉ với chiếc máy tính xách tay hoặc máy tính bảng. Nhờ đó, công việc được đẩy nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới.

Chú trọng ứng dụng công nghệ

Cùng với xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã áp dụng hiệu quả việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết, xử lý công việc. Ban đã chủ động xây dựng dịch vụ công cấp 3. Dịch vụ công được đưa vào hoạt động đã tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công. Hồ sơ được Ban thực hiện trả đúng thời gian quy định.

Ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La chia sẻ: Bám sát vào kế hoạch công tác CCHC của tỉnh Sơn La, kế hoạch công tác đầu năm của đơn vị, Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã chỉ đạo bộ phân chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC như: Kế hoạch tuyên truyền công tác CCHC; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và ứng dụng công nghệ thông tin...

Thực tế cho thấy, công tác CCHC ở Ban Dân tộc Sơn La đã góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian, không để tồn đọng nợ việc. Ban đã chủ động, phối hợp với các sở, ngành UBND các huyện, thành phố, tham mưu thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn; đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Từ đơn vị có chỉ số CCHC xếp vị trí thứ 18/18 sở ngành (năm 2015), Ban Dân tộc đã vươn lên, đứng thứ 2/20 sở ngành năm 2020).

“Việc vươn lên đứng thứ hai trong số 20 sở ngành, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của tập thể Ban Dân tộc tỉnh Sơn La. Đồng thời, đây là động lực để Ban Dân tộc tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác CCHC năm 2021, với mục tiêu hàng đầu là thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vì đồng bào các DTTS”, ông Đinh Trung Dũng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, dù kinh tế còn khó khăn nhưng đồng bào các DTTS xã vùng sâu xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đồng lòng cùng chính quyền hiến đất làm đường. Đến nay, các tuyến đường thôn, buôn trên địa bàn đã được bê tông hóa sạch đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.