Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bảo đảm có đủ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số

PV - 17:10, 02/01/2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp với Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan về xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số, sáng 2/1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số - Ảnh:VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số - Ảnh:VGP/Minh Khôi

Bộ GD&ĐT cho biết đến nay Bộ đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3, 4. Các bản mẫu sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3 đã được phê duyệt thẩm định, cho phép sử dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc in ấn, xuất bản, phát hành vẫn chưa được thực hiện để các địa phương triển khai dạy và học bằng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Hiện nay, theo Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để mua sách giáo khoa cấp phát cho người dạy và người học. Tuy nhiên, địa phương lại không có thẩm quyền tổ chức phát hành, xuất bản, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học.

Bên cạnh đó, nếu các địa phương thực hiện in ấn, xuất bản, phát hành thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà thầu, giá thành cao, chi phí phát hành lớn… do số lượng sách giáo khoa của mỗi địa phương ít, các thủ tục về xuất bản phải thực hiện riêng lẻ.

Đại diện các bộ, ngành thống nhất cần sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP để giao Bộ GD&ĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Đại diện các bộ, ngành thống nhất cần sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP để giao Bộ GD&ĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất phương án: Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương để cấp phát cho thư viện các cơ sở giáo dục sử dụng lâu dài.

Phương án này sẽ tạo điều kiện khuyến khích các địa phương triển khai tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, phụ huynh và học sinh hưởng lợi, bảo đảm an sinh xã hội.

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp, KH&CN… đã phân tích, làm rõ những vướng mắc cần tháo gỡ trong Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP liên quan đến cơ sở pháp lý, thẩm quyền để Bộ GD&ĐT có thể tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khẩn trương chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP theo trình tự thủ tục rút gọn. Đồng thời Bộ GD&ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số để có thể triển khai ngay khi hoàn tất sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP, bảo đảm cho học sinh dân tộc thiểu số có sách học sớm nhất theo đúng quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.