Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn và phát huy văn hóa DTTS huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Thực hiện hiệu quả Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 tạo đà cho du lịch phát triển (Bài 2)

Văn Hoa - 14:05, 05/11/2023

Thực hiện Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Văn Lãng đã quyết liệt triển khai, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt tạo đà cho du lịch địa phương phát triển.

Bà Đặng Thị Hiền, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lãng chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển về công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn
Bà Đặng Thị Hiền, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lãng chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển về công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn

Bà Hoàng Thị Huân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hát then, dân ca xã Hoàng Việt cho biết, người Tày ở xã Hoàng Việt thích hát then, hát dân ca, thế nhưng những năm trước đây chỉ là hát theo từng nhóm nhỏ, không có tổ chức. Đến năm 2020, bà và một nhóm nghệ nhân đã quyết định thành lập nhóm, trên cơ sở định hướng của UBND xã nên đã chuyển ý tưởng từ nhóm sang CLB.

Ban đầu thành lập, câu lạc bộ có 18 người, tuổi chủ yếu từ 33 - gần 70 tuổi, là những người có chung niềm đam mê hát then, muốn có 1 có một không gian sinh hoạt chung, tự đóng góp kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, vì đại đa số thành viên CLB đều là nông dân, nguồn kinh phí eo hẹp, CLB chưa thể mua sắm các thiết bị, nhạc cụ, quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn…

Các tiết mục biểu diễn dân ca, nhạc cụ dân tộc luôn hấp dẫn người xem
Các tiết mục biểu diễn dân ca, nhạc cụ dân tộc luôn hấp dẫn người xem

“May thay năm nay, CLB được hỗ trợ 10 bộ quần áo, 18 đôi giày, 12 cây đàn tính, 6 bộ sóc,… Nhờ đó, hoạt động của CLB được chuyên nghiệp hơn, đủ điều kiện để có thể đi biểu diễn ở nhiều nơi. Bà Huân cười nói, giờ các thành viên trong CLB phấn khởi lắm, chỉ cần xã gọi hoặc bất cứ ai gọi là các thành viên trong CLB có thể sẵn sàng đi biểu diễn”. Bà Huân bày tỏ.

Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, thực hiện Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Năm 2022, đối với nguồn vốn đầu tư, huyện Văn Lãng được phân bổ 315 triệu đồng, đầu tư xây mới nhà văn hóa thôn Khun Gioong xã Bắc Việt (thôn vùng 3); thực hiện hỗ trợ đầu tư nâng cp 5 công trình nhà văn hóa, sân thể thao thôn tại xã Trùng Khánh (thôn Pá Tặp, thôn Manh trên, Manh dưới, Bản Cháu, Khuổi Chang, Nà Tồng, Pò Hà). Hoàn thành giải ngân đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

Người dân xã Hoàng Việt dỡ bỏ nhà văn hóa chật hẹp để xây dựng nhà văn hóa mới khang trang hơn từ nguồn vốn Chương trình MTQg 1719
Người dân xã Hoàng Việt dỡ bỏ nhà văn hóa chật hẹp để xây dựng nhà văn hóa mới khang trang hơn từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, huyện Văn Lãng tập trung thực hiện hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa các thôn; tổ chức truyền dạy 1 lớp hát then với 43 học viên tham gia, mua sắm 10 đạo cụ cho câu lạc bộ hát then.

Năm 2023, đối với nguồn vốn đầu tư, huyện Văn Lãng được phân bổ 268 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ đầu tư 2 nhà văn hoá và sân thể thao tại thôn Bản Ánh, thôn Đâng Van xã Thanh Long. Kết quả đến nay, đã hoàn thiện và nghiệm thu công trình xây mới, nâng cấp nhà văn hoá và sân thể thao thôn Bản Ánh, thôn Đâng Van.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, huyện Văn Lãng đã thực hiện mua sắm đạo cụ 65 cây đàn tính cho các câu lạc bộ hát then (Tân Thanh 11 cái, Tân Mỹ 12 cái, Hoàng Việt, 12 cái, Bắc Việt 10 cái, Hoàng Văn Thụ 10 cái, Ngạc Kỳ, 10 cái). Mua sắm 101 bộ trang phục dân tộc cho các câu lạc bộ văn nghệ (xã Tân Tác 15 bộ, xã Gia Miễn 13 bộ, xã Bc La 10 bộ, xã Trùng khánh 15 bộ, xã hồng Thái 16 bộ, xã Hội Hoan 17 bộ, Bắc Hùng 15 bộ). Hỗ trợ cho các CLB hát then, hát dân ca tập luyện; hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn Kết quả giải ngân đạt 100% so với kế hoạch.

Nhờ sự quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, đặc biệt là tận dụng nguồn lực đầu từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần khôi phục và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Văn Lãng
Nhờ sự quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, đặc biệt là tận dụng nguồn lực đầu từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần khôi phục và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Văn Lãng

Đánh giá những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình MTQG, bà Đặng Thị Hiền, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lãng cho biết, việc tổ chức triển khai thực hiện tốt Dự án 6 hiệu quả đã góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 16 “Văn hóa” trong thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Tăng cường hỗ trợ hoạt động, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho Nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng tại thôn, khu phố.

Để đạt được những kết quả đó, theo bà Đặng Thị Hiền, đó là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thực hiện Chương trình nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thông qua các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương. Công tác phân bổ vốn đảm bảo theo tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án đã được UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định, đúng mục tiêu, đối tượng của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Một góc huyện Văn Lãng nhìn từ trên cao
Một góc huyện Văn Lãng nhìn từ trên cao

Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lãng Đặng Thị Hiền cũng kiến nghị, để cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trê địa bàn huyện Văn Lãng đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, thì các sở, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết để cơ sở triển khai thực hiện; ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6 (đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) cho xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao thôn; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa thôn, khu phố; hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ, thể thao nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở.

Có thể thấy rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, song, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm sát sao, không ngại khó, ngại khổ của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Lãng trong việc thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện. Đây sẽ là cơ hội tạo đà cho du lịch huyện Văn Lãng phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.