Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn và phát huy văn hóa DTTS huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Vùng đất đầy tiềm năng du lịch (Bài 1)

Văn Hoa - 06:10, 02/11/2023

Định hướng ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng có hiệu quả cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm tới. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tập trung nhiều nguồn lực, nhiều giải pháp nhằm từng bước đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Văn Lãng là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa riêng rất phong phú, đa dạng và độc đáo… Đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện Văn Lãng phát triển kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Một góc huyện Văn Lãng (Ảnh TL)
Một góc huyện Văn Lãng (Ảnh TL)

Nhiều điều kiện thuận lợi

Huyện Văn Lãng là 1 trong 5 huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn nằm về phía Tây Bắc, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc,Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc), thị trấn huyện lỵ cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km, có tổng diện tích tự nhiên 563,3 km2, gồm 19 xã và 1 thị trấn (Na Sầm), trong đó có 5 xã biên giới với đường biên giới dài hơn 36 km. Huyện có 3 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình),… là điều kiện để thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm, phát triển dịch vụ du lịch và thương mại.

Văn Lãng là huyện có nhiều đầu mối giao thông quan trọng và thuận tiện bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường sông và nhiều đường mòn qua lại ở biên giới Việt Trung. Đây còn là quê hương của người chiến sĩ cộng sản yêu nước Hoàng Văn Thụ. Những dấu ấn lịch sử một thời được lưu giữ tại các điểm di tích Trường Đon Đình Biên, Ga Bản Trang, Chợ Hàng Van, Đồi Khau Bay khắc họa phần nào những bước trưởng thành của Đảng và nhân dân địa phương.

Cùng với đó, huyện Văn Lãng hiện có 43 điểm, khu di tích, trong đó có 22 di tích lịch sử, 11 di tích danh lam thắng cảnh và 10 di tích kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt, có 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ) và 8 di tích cấp tỉnh.

Các đại biểu dâng hương tại Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ
Các đại biểu dâng hương tại Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ

Đa dạng bản sắc văn hóa

Huyện Văn Lãng có 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) cùng sinh sống, các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện được gìn giữ, bảo tồn thông qua các nét sinh hoạt văn hóa lễ hội, hội diễn nghệ thuật; các trang phục, tập quán, các làn điệu dân ca (hát Then - đàn tính, hát Sli, hát Lượn, hát Cỏ lẩu, Múa Trầu, múa Xiên tâng), những loại hình văn hóa, tiếng nói,… của các dân tộc Tày - Nùng; kho tàng văn hóa ẩm thực rất phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…

Huyện có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, hàng năm mỗi xã tổ chức từ 01 đến 03 lễ hội, đều là các lễ hội dân gian, ắn liền với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân về “Cầu mùa, cầu mưa”, Lễ hội “Lồng tồng”… Các lễ hội chủ yếu tổ chức cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian lành mạnh…thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân các dân tộc. Đó là nguồn tài nguyên văn hoá phong phú, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch của huyện.

Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Việt – Trung. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với nhiều nét độc đáo. Ngôi chùa có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ.
Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Việt – Trung. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với nhiều nét độc đáo. Ngôi chùa có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ.

Trên địa bàn huyện có hơn 103 câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; trên 30 câu lạc bộ hát then, đàn tính. Thêm vào đó, đến với Văn Lãng vào mùa xuân, du khách sẽ được tham dự 45 lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc. Ngoài ra, kho tàng văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú đậm đà bản sắc dân tộc… Đó là nguồn tài nguyên văn hoá phong phú, nếu tận dụng và phát huy tốt, sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy sự phát triển du lịch của huyện.

Hiện nay, huyện Văn Lãng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, đẩy mạnh việc xây dựng và hỗ trợ các thiết bị nhà văn hóa các thôn; hỗ trợ đạo đụ, trang phục dân tộc; tổ chức truyền dạy các làn điệu dân ca truyền thống; hỗ trợ các câu lạc bộ truyền thống… Đây sẽ là cơ hội để huyện Văn Lãng lan tỏa các giá trị văn hóa tới khách du lịch.

Chùa Bụt bay hay còn gọi là chùa Thanh Hương, Chùa Tà Lài được người dân xứ Lạng nói riêng và du khách thập phương hành hương nói chung ví như chùa Hương thu nhỏ thứ 2 bởi ngôi chùa này rất linh thiêng, cầu được ước thấy, thu hút khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, cầu tài, cầu lộc.
Chùa Bụt bay hay còn gọi là chùa Thanh Hương, Chùa Tà Lài được người dân xứ Lạng nói riêng và du khách thập phương hành hương nói chung ví như chùa Hương thu nhỏ

Bên cạnh đó, huyện Văn Lãng đang tập trung quảng bá những điểm du lịch tâm linh, du lịch mua sắm tại các xã: Tân Mỹ, Tân Thanh, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Na Sầm. Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát các điểm du lịch tại xã Hoàng Văn Thụ (Khu lưu niệm Hoàng Văn Thụ, đập Nà Pàn,…), xã Bắc La (lòng hồ thủy điện Thác Xăng, danh thắng Thác Mây,…) nhằm xây dựng các tuyến du lịch, in tập gấp quảng bá các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Đến nay, Văn Lãng đã hình thành 3 tuyến du lịch, trong đó có 2 tuyến trong huyện và 1 tuyến liên huyện, thành phố; toàn huyện có 9 cơ sở lưu trú, 10 nhà hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch gần xa đến với huyện.

Đến với huyện Văn Lãng, ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các di tích tích lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS nơi đây
Đến với huyện Văn Lãng, ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các di tích tích lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS nơi đây

Theo bà Đặng Thị Hiền, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Văn Lãng, nhờ thực hiện tốt công tác quảng bá, lượng khách du lịch đến với huyện Văn Lãng tăng dần từng năm. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, Chùa Tân Thanh, Chùa Tài Lài xã Tân Mỹ, Khu Lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, xã Bắc La… các lễ hội trên địa bàn huyện trong năm 2023 đã thu hút lượng khách du lịch trên địa bàn huyện ước đạt 50 nghìn lượt khách (tăng 20 nghìn lượt khách so với năm 2019). Doanh thu du lịch ước đạt trên 10 tỷ đồng (tổng hợp từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, chi phí đi lại...).

Bà Đặng Thị Hiền nhấn mạnh, để tạo đà cho du lịch huyện Văn Lãng phát triển, hiện nay, huyện Văn Lãng đang tích cực triển khai thực hiện Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương MTQG 1719. Thực hiện tốt Dự án 6 sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện, phục vụ phát triển du lịch của địa phương…


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.