Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn và phát triển Văn hóa Huế - Con người Huế

T.Hợp - 13:14, 18/09/2021

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt Đề án "Văn hóa Huế-Con người Huế: Bảo tồn và phát triển".

Nhã nhạc cung đình Huế luôn mang đậm nét đặc sắc về văn hóa cũng như giá trị lịch sử to lớn. Ảnh minh họa
Nhã nhạc cung đình Huế luôn mang đậm nét đặc sắc về văn hóa cũng như giá trị lịch sử to lớn. Ảnh minh họa

Từ hơn 700 năm trước, Thừa Thiên Huế đã là vùng đất tích tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Di sản văn hóa Huế là tài sản đặc biệt quý giá ẩn chứa những giá trị tinh hoa văn hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau. Đặc biệt trong thời kỳ Huế là trung tâm chính trị, văn hóa quan trọng của Việt Nam qua 3 thế kỷ, từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX.

Các tài sản đó thể hiện rõ sự kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua, kiến trúc, âm nhạc, lễ nghi, ẩm thực, ngành nghề thủ công truyền thống... hòa quyện vào môi trường thiên nhiên để tạo nên một vùng đất đặc biệt.

Theo đó, đề án sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, đảm bảo sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học. Đồng thời phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, đảm bảo để văn hóa thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đề án sẽ tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, đảm bảo để văn hóa thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Đề án tập trung nghiên cứu 2 nội dung chính là giá trị văn hóa Huế và đặc trưng con người Huế. Cụ thể, đối với giá trị văn hóa Huế, các chuyên đề tập trung nghiên cứu về các loại hình vật thể-phi vật thể; các chủ đề về kiến trúc, xây dựng, quy hoạch của Huế xưa và nay; các loại hình về ẩm thực, cung đình và dân gian, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống; đặc điểm về văn hoá cung đình, văn hoá dân gian, văn hoá đô thị, mỹ thuật Huế …

Đối đặc trưng con người Huế, các chuyên gia tập trung nghiên cứu về những giá trị văn hoá, con người Huế xưa và nay; những điều kiện hình thành tính cách, phong cách con người Huế; những tác động của điều kiện tự nhiên xã hội, những ưu điểm và nhược điểm; con người Huế trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế…

Lộ trình thực hiện là 36 tháng, từ 9/2021 đến tháng 9/2024.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.