Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thành phố Huế sẽ trở thành Kinh đô áo dài

Nguyệt Anh (t/h) - 09:42, 20/08/2021

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”. Đề án hướng tới rất nhiều mục tiêu bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống

Việc phê duyệt đề cương đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” hướng tới rất nhiều mục tiêu bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống
Việc phê duyệt đề cương đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” hướng tới rất nhiều mục tiêu bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa ra những nhiệm vụ chính để xây dựng Huế trở thành Kinh đô Áo dài như: Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; Xây dựng các chương trình, hoạt động, video, clip và tổ chức quảng bá, truyền thông hình về áo dài Huế; Tổ chức Ngày hội Áo dài Huế định kỳ hàng năm, trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc của Huế; Tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô Áo dài”.

Nam Phương hoàng hậu mặc áo dài, năm 1933
Nam Phương hoàng hậu mặc áo dài, năm 1933 (Ảnh tư liệu)

Ngoài ra, xây dựng cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực cho công tác quảng bá, truyền thông; tạo điều kiện thuận lợi để ngành may đo áo dài Huế phát triển; Hình thành Trung tâm trưng bày, may đo, đào tạo và trình diễn thời trang áo dài; Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại; Xây dựng các tour du lịch, sản phẩm du lịch gắn với áo dài Huế; Phát động, khuyến khích và nhân rộng phong trào mặc áo dài trong các không gian lễ hội, lễ nghi truyền thống, hình thành trang phục truyền thống các ngành nghề...

Trình diễn áo dài tại Festival Huế 2018
Trình diễn áo dài tại Festival Huế 2018

Trước đó, vào năm 2020, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Hội thảo “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam”. Khái niệm “kinh đô áo dài” được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình, dựa trên cứ liệu lịch sử, truyền thống cũng như nỗ lực bảo tồn phát huy giá trị di sản áo dài của Huế.

Tại Hội thảo này, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, đồng tình với quan điểm cho rằng Huế là “chiếc nôi của áo dài Việt Nam”. Đồng thời để Huế xứng danh “kinh đô áo dài” Việt Nam. Ông đề xuất cần phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá để mọi người dân thấy giá trị và tự hào về chiếc áo dài, tiếp tục nâng cao lễ hội áo dài tại Huế; tổ chức các hoạt động tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng; lập hồ sơ đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ về chiếc áo dài Việt Nam. Đồng thời, cần lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sả văn hóa cho áo dài Việt Nam; đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến áo dài như dịch vụ thiết kế, may đo, trình diễn thời trang áo dài...

Duyên dáng tà áo dài
Duyên dáng tà áo dài

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch Hội May - thêu - thời trang Huế, cho hay: “Năm 1930, có hai họa sĩ ngoài bắc là Cát Tường và Lê Phổ đã mạnh dạn đưa những nét Âu phục vào canh tân chiếc áo dài. Đến khoảng năm 1960, bà Trần Lệ Xuân là người một lần nữa cải cách chiếc áo dài Việt Nam. Về sau, khi các trào lưu thiết kế của Việt Nam phát triển thì các nhà thiết kế lại đưa các hoa văn, họa tiết vào chiếc áo dài, làm cho áo dài trẻ trung, năng động. Nhưng nếu muốn bảo tồn chiếc áo dài như lễ phục thì nên trở về với những đường nét căn bản của truyền thống và nên có những chính sách để khuyến khích, quảng bá, bảo tồn và gìn giữ. Và bởi Huế là “cái nôi của áo dài” nên việc xây dựng Huế là “kinh đô áo dài” Việt Nam cũng hoàn toàn phù hợp”.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.