Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn văn hóa truyền thống: Hiệu quả khi người dân quan tâm

Lê Phương - 09:52, 09/03/2020

Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, Vân Canh (Bình Định) có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là ý thức của người dân trong việc bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình.

Nghệ nhân Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) hướng dẫn bà con đánh cồng chiêng và múa xoang
Nghệ nhân Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) hướng dẫn bà con đánh cồng chiêng và múa xoang

Nhiều trăn trở

Theo ông Nguyễn Minh Hải, Phó Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin (VH-TT) huyện Vân Canh, dù duy trì được nhiều lễ hội truyền thống nhưng điểm đáng lo là chỉ người già mới mặn mà với văn hóa truyền thống. Còn đa phần những người trẻ họ không quan tâm, thậm chí không còn cảm thấy tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha mình để lại. 

Chia sẻ của Phó Trưởng Phòng VH-TT huyện Vân Canh là một thực tế. Điều này đã được phóng viên ghi nhận khi tìm hiểu ở một số làng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Vân Canh.

Nghệ nhân Lê Văn Ru, dân tộc Chăm ở làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh cho biết: Trước đây, đồng bào mình ai cũng thích cồng chiêng, yêu tiếng trống kơ-toang. Nay con cháu không biết hát, cũng không biết múa dù học hát dân ca, múa cồng chiêng không quá khó. Ngay như trống kơ-toang - nhạc cụ chỉ có ở người Chăm H’roi, nhưng ở làng tôi trống cũng bị hỏng hết rồi, vừa rồi nhờ Nhà nước quan tâm nên làng được tặng 1 bộ. Nhưng bọn trẻ ít thích chơi, ít chịu tập, rồi đây những người già biết chơi trống qua đời hết rồi thì làm sao?. 

“Ngày nay, đa phần bọn trẻ bị cuốn theo tốc độ của văn minh cơ giới, đang tự rời xa nguồn cội. Trẻ em dân tộc Chăm không còn hát đồng dao Chăm nữa. Cả về thơ, tục ngữ, thành ngữ hay câu đố… cũng ít khi được nhắc đến trong sinh hoạt cuộc sống đời thường”, già Ru chia sẻ thêm.

Còn ông Nguyễn Sinh Cơ, một nghệ nhân dân tộc Ba Na ở làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận từ nhiều năm trước đã bàn với người già trong làng, mời gọi những người biết trình diễn cồng chiêng về dạy cho lũ trẻ, rồi vận động lũ trẻ tham gia. Khi ấy, ông còn là Bí thư Chi bộ thôn nên mạnh dạn lồng ghép nội dung bảo tồn cồng chiêng vào sinh hoạt. 

“Nỗ lực của cả làng có kết quả tốt đẹp là ở làng có nhiều thanh niên biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Tuy nhiên, tôi cũng còn buồn lo, giá như làng nào cũng làm được như vậy thì vui cái bụng biết mấy”, ông Cơ tâm sự.

 Đồng bào Chăm ở Vân Canh biểu diễn trống kơ – toang
Đồng bào Chăm ở Vân Canh biểu diễn trống kơ – toang

Kết quả bước đầu

Thực tế cho thấy, để bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS thì cần định hướng đúng, chiến lược và kế hoạch hành động hiệu quả, tạo động lực ban đầu của chính quyền các cấp. Ngoài ra, một điều kiện rất quan trọng khác là ý thức bảo tồn, gìn giữ của người dân, chủ thể của các giá trị văn hóa ấy. 

Chị La Thị Ngọc Ánh (22 tuổi, ở làng Hà Văn Trên) cho biết: Mỗi khi làng tổ chức lễ hội, sinh hoạt cồng chiêng, tôi thường tham gia múa xoang. Vài năm trước, thấy người lớn múa, tôi và bạn bè thích nên làm theo. Vừa rồi xã có mở khóa dạy múa xoang, nhiều con gái trong làng rủ nhau tham gia. Ở làng tôi, bây giờ thanh niên biết chơi cồng chiêng, biết múa xoang được nhiều người khen là giỏi! Ai chưa biết cũng tìm cách học để bằng với bạn bè!

Ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho hay: Thời gian qua, huyện đã cố gắng xây dựng chính sách hỗ trợ nghệ nhân, tổ chức nhiều các lớp dạy cồng chiêng. Cuối năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ cồng chiêng cho 100% làng đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na trên địa bàn huyện. Đây là cơ hội tốt để huyện triển khai các hoạt động phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào.

Thời gian qua, huyện đã cố gắng xây dựng chính sách hỗ trợ nghệ nhân, tổ chức nhiều hơn các lớp dạy cồng chiêng. Đây là cơ hội tốt để huyện triển khai các hoạt động phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào”.

Ông Trần Kim Vũ,

Chủ tịch UBND huyện Vân Canh

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.