Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bình Định: Đưa sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi đến tay người tiêu dùng

T.Nhân - 14:23, 16/08/2023

Với mục đích đưa sản đặc trưng của miền núi đến tay người tiêu dùng và giúp người dân vùng đồng bào DTTS tiêu thụ nông sản, chiều 15/8, Sở Công thương Bình Định đã tổ chức khai trương khu gian hàng giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Du khách đang chọn mua sản phẩm đặc trưng miền núi tại gian hàng của huyện An Lão
Khách hàng đang chọn mua sản phẩm đặc trưng miền núi tại gian hàng của huyện An Lão

Khu gian hàng gồm có 15 gian hàng quy chuẩn bày bán các sản phẩm của 50 cơ sở, hộ sản xuất với 80 sản phẩm đặc trưng, đặc sản tiềm năng các vùng dân tộc thiểu số, miền núi và sản phẩm đạt chuẩn OCOP ở các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân.

Gian hàng sẽ diễn ra đến hết ngày 18/8. Các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm đặc trưng của miền núi Bình Định như: Trà Dung túi lọc Cazin, trà Đinh Lăng, bột rau má, bột tía tô, bột sâm bố chính, hoa sâm mặt nạ bột, lá giang khô, mật ong rừng, rượu cần, gạo lúa đỏ, dệt thổ cẩm, rượu ghè, bưởi, cam, chuối, chanh dây, mật ong, chè dây, hạt mắc ca, các loại rau củ quả, rượu nhung nai, rượu nước nóng, rượu Vĩnh Cửu, dầu phụng Bà Cũ, cá diêu hồng Vĩnh Thạnh, trà thảo mộc chè dây Dạ Cẩm, trà thảo mộc tiểu đường Lục vị, Cao thảo mộc Thắng Xịn, Cao thảo mộc Kiện Vị, chè dây Trúc Quán, dứa An Toàn, mật ong rừng Trúc Quán, mật ong rừng Beest, tinh bột nghệ, viên tinh bột nghệ, chè dây túi lọc, chè dum túi lọc…

Một số sản phẩm đặc trưng của miền núi được trưng bày và bán tại các gian hàng
Một số sản phẩm đặc trưng của miền núi được trưng bày và bán tại các gian hàng

Chị Nguyễn Thùy Anh, một du khách đến từ Hà Nội đang chọn mua sản phẩm từ gian hàng của huyện An Lão cho hay: Mình đã nhiều lần vào Quy Nhơn để du lịch. Đến khi về, muốn mua những sản phẩm đặc trưng để làm quà nhưng trước đây cũng chỉ quanh quẩn một vài sản phẩm như bánh ít lá gai, bánh hồng, nem... Lần này, đúng dịp có gian hàng sản phẩm miền núi, mình đang chọn mua một ít sản phẩm để về làm quà. “Đi du lịch biển mà mua được sản phẩm miền núi để làm quà là rất ý nghĩa. Mong rằng, các gian hàng như lần này sẽ được địa phương tổ chức thường xuyên để du khách có thể dễ dàng chọn những món quà lưu niệm ý nghĩa”, chị Thùy Anh vui vẻ chia sẻ thêm.

Theo ông Nguyễn ĐìnhKha, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định, sự kiện này nhằm đẩy mạnh hoạt độngquảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng các vùngdân tộc thiểu số, miền núi và sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh đến vớingười tiêu dùng và các đơn vị có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Không chỉ làm cho địa danh Hương Khê (Hà Tĩnh) trở nên nổi tiếng, loài bưởi Phúc Trạch cũng mang lại sự giàu có, phồn thịnh cho người dân ở địa phương. Để thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” tiếp tục phát triển ổn định và vươn xa, mang lại nhiều cơ hội tăng nguồn thu nhập cho người dân, huyện Hương Khê và người trông bưởi đã thực hiện nhiều giải pháp để quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch.