Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Bình Liêu (Quảng Ninh): Thay đổi nhận thức, tự tin vươn lên

Xuân Phú - 09:27, 12/06/2020

“Đảng bộ huyện cần chú ý thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân cán bộ đổi mới tư duy thay đổi nhận thức, biến những khó khăn, thách thức thành động lực, ý chí vươn lên thoát nghèo; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu…”, đó là phát biểu của ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/6 vừa qua.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Xuân Ký (thứ tư từ phải qua trái) trò chuyện với Đại biểu dự Đại hội.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Xuân Ký (thứ tư từ phải qua trái) trò chuyện với Đại biểu dự Đại hội.

Mục tiêu kinh tế xuyên suốt

Bình Liêu là huyện khó khăn nhất tỉnh Quảng Ninh, với đặc thù đồng bào DTTS chiếm tới 96% số dân, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, Đảng bộ huyện Bình Liêu quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng bộ sẽ động viên cán bộ, Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các DTTS tự hào với những truyền thống tốt đẹp về văn hóa, biến khó khăn thành cơ hội để phát triển, tự tin bước ra thị trường trong nước và bước ra thế giới.

Đại hội đã biểu quyết nhất trí cao về mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) với tư duy đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao nhận thức, thống nhất, quyết liệt, kiên trì trong hành động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong mọi hoạt động.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội

Mục tiêu tổng quát xuyên suốt đến năm 2025, phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, với những chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 gấp 2,2 - 2,5 lần năm 2020 (khoảng 3.500 - 4.000 USD). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 10%/năm, thu ngân sách, phần thu nội địa tăng bình quân 10%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 10%/năm. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, bình quân mỗi năm giảm 4%. Đối với hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn, phấn đấu không còn nhà dột nát, 100% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh…

Những giải pháp trọng tâm

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và 10/6 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao thành tích về mọi mặt của Đảng bộ và Nhân dân Bình Liêu đạt được trong nhiệm kỳ qua.

Đề cập đến mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký chỉ đạo: “Đảng bộ Bình Liêu cần tập trung đẩy mạnh phát triển KT-XH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; xây dựng khu vực biên giới vững mạnh gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển, không để xảy ra những sự việc đột xuất, bất ngờ trong mọi tình huống”.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng nhấn mạnh, Đảng bộ huyện cần chú trọng thu hút, giữ chân các doanh nghiệp đầu tư vào huyện, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại biên giới, nông nghiệp, nông thôn và các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để khai thác thế mạnh về phát triển lâm nghiệp bền vững; thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm từ vốn rừng, sự khác biệt của địa bàn vùng cao biên giới, bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc và sản vật của địa phương...

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.