Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bình Phước: Bảo tồn và phát triển âm nhạc của đồng bào Xtiêng

Thanh Liêm - 17:32, 19/10/2022

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước vừa tổ chức đánh giá và nghiệm thu đề tài “Âm nhạc của người Xtiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển”.

Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài “Âm nhạc của người S’tiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển”
Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài “Âm nhạc của người Xtiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển”

Tại cuộc họp, bà Bùi Thị Minh Thúy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh cao đề tài về tính kịp thời, tính ứng dụng và giá trị thực tiễn, khoa học của đề tài vào thực tế đời sống của cộng đồng đồng bào Xtiêng cũng như điều kiện của tỉnh Bình Phước hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng được Hội đồng khoa học và các nhà phản biện đánh giá cao tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật số liệu qua kết quả điều tra, khảo sát và các nguồn tư liệu được sử dụng vào các báo cáo khoa học của nhóm tác giả. Qua thảo luận, Hội đồng đã nghiệm thu, thông qua đề tài và xếp loại xuất sắc.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Giảng viên cao cấp của Trường Đại học Sài Gòn, Chủ nhiệm đề tài cho biết, hiện âm nhạc của đồng bào Xtiêng ở Bình Phước đang bị mai một, những nghệ nhân âm nhạc nắm giữ nghệ thuật cổ truyền đã không còn người thừa kế. Thêm nữa, tỉnh chưa có sự đánh giá tổng quát hiện trạng âm nhạc đồng bào Xtiêng và bảo vệ chân dung văn hóa của đồng bào. Do đó, việc bảo tồn và phát triển âm nhạc Xtiêng là rất cấp thiết. 

Âm nhạc của đồng bào Xtiêng đang được bảo tồn
Âm nhạc của đồng bào Xtiêng đang được bảo tồn

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu thập khá đầy đủ các tài liệu liên quan đến đề tài với 153 tài liệu trong nước và nước ngoài; 12 bài viết chuyên đề và 9 tài liệu dưới dạng thu âm, đĩa hình liên quan đến âm nhạc dân tộc, lịch sử, văn hóa tộc người Xtiêng Bình Phước.

Hiện, Bình Phước có 41 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 40 DTTS, với gần 201.500 người, chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh. Trong đó người dân tộc Xtiêng đông nhất, với khoảng 100.000 người và sống tập trung ở các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, thị xã Bình Long và Phước Long.

Tin cùng chuyên mục
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.