Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Phước bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer

N. A - 02:33, 30/08/2024

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Già làng Mnông chuẩn bị lễ cúng thần linh (Ảnh minh họa)
Già làng Mnông chuẩn bị lễ cúng thần linh. (Ảnh minh họa)

Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung của Dự án 6 về bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (thuộc Chương trình MTQG 1719), trong đó có các hoạt động lễ hội các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer gắn với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn Bình Phước.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer nói riêng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Phước. Phát huy vai trò chủ động của đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong qúy III, IV năm 2024, giao Sở VHTTDL Bình Phước và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer, sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật, lễ hội có nguy cơ thất truyền.

Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer nói riêng, kết hợp với các chương trình, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể thao và du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ…

Đồng bào Xtiêng ở Bình Phước ăn cơm lam, uống rượu cần trong một lễ hội củadân tộc mình.
Đồng bào Xtiêng ở Bình Phước ăn cơm lam, uống rượu cần trong một lễ hội của dân tộc mình. (Ảnh Thanh Liêm)

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, phát huy vai trò của cộng đồng đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer. Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa ở địa phương, khu vực và toàn quốc, khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Xtiêng, Mnông, Khmer trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng công tác đưa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch và gia đình về cơ sở.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa tiêu biểu, xúc tiến du lịch, khảo sát tiềm năng, lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer. Duy trì, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn trên địa bàn Bình Phước.

Việc tổ chức các lễ hội trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị độc đáo của văn hóa đồng bào các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer gắn với phát triển du lịch không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc mà còn tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.

Đây được coi là hướng đi để phát triển du lịch bền vững cho các địa phương trên địa bàn Bình Phước, tạo thêm việc làm và thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa từ chính giá trị văn hóa của họ, giúp đồng bào các dân tộc nâng cao hơn ý thức gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trong cuộc sống hiện đại.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.