Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Bình Phước: Thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào DTTS&MN

Cát Tường - 09:05, 07/11/2023

UBND tỉnh Bình Phước vừa ký ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 06/11/2023 về thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Đối với kinh tế số, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Phước sử dụng nền tảng số đạt 30%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 60%.
Đối với kinh tế số, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Phước sử dụng nền tảng số đạt 30%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 60%.

Với mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới; nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình;

Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình; Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá Chương trình; Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình; nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Thời gian tới, tỉnh phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 đạt 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá;

100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống;

100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai;

Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân;

Đồng thời phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh,...). 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số;

Bình Phước đang từng bước đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Bình Phước đang từng bước đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến; Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số. 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng;

Phấn đấu 100% Người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

Bên cạnh đó, phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

Để thực hiện các mục tiêu đạt hiệu quả, tỉnh đề ra 7 mục tiêu chính gồm: Chuyển đổi nhận thức; Triển khai thực hiện kiến tạo thể chế do Ủy ban Dân tộc hướng dẫn, chỉ đạo; Phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số; Xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì; Đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Huy động các nguồn lực, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số…

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch; đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.  

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.