Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bình Thuận: Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi sau sáp nhập

Khánh Thi - 16:59, 15/12/2024

Phan Lâm và Phan Sơn (huyện Bắc Bình) là 02 trong số 31 xã nằm trong phạm vi điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Đây cũng là 02 xã vừa thực hiện sáp nhập một phần diện tích và dân số. Sau sáp nhập, thực trạng kinh tế - xã hội ở 02 xã này còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua tại kỳ họp thứ 3 sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. (Trong ảnh: Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận tiến hành khảo sát các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất 64 ha của đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)
Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua tại Kỳ họp thứ 3 sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. (Trong ảnh: Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận tiến hành khảo sát các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất 64ha của đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)

Tiếp tục duy trì xã không có thôn

Ngày 29/11/2024, tại Nhà Văn hóa xã Phan Sơn, UBND huyện Bắc Bình đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 - 2025.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Bắc Bình thực hiện điều chỉnh diện tích tự nhiên 4,43km2 của xã Phan Lâm để nhập vào xã Phan Sơn. Sau khi điều chỉnh, xã Phan Lâm có diện tích là 392,30km2 và quy mô dân số là 2.785 người.

Trước đó, ngày 22/5/2024, UBND huyện Bắc Bình đã ban hành Đề án 01/ĐA-UBND về điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên xã Phan Lâm vào xã Phan Sơn của huyện Bắc Bình. Theo Đề án này, cơ sở hạ tầng sau sáp nhập của xã Phan Lâm giữ nguyên như khi chưa sáp nhập, với thực trạng cơ bản là thiếu thốn.

Cụ thể, cơ sở hạ tầng chính ở xã Phan Lâm chỉ có các hạng mục: Trụ sở UBND xã; Nhà làm việc Công an xã; Điểm lẻ (Tiểu học) Trường Tiểu học và THCS Sơn Lâm; Điểm lẻ Trường Mầm non Sơn Lâm; Trạm Y tế xã Phan Lâm; Bưu điện xã; Nhà cộng đồng Phan Lâm và Nhà Văn hóa Ka Ya Mâu.

Phan Lâm là xã miền núi, có đông đồng bào DTTS. Toàn xã có gần 700 hộ; gồm 8 dân tộc anh em sùng sinh sống; trong đó hơn 80% dân số là dân tộc Raglay, còn lại là K’Ho, Chăm, Kinh, Nùng, Hoa, Châu Ro...

Đặc biệt, xã Phan Lâm tiếp tục duy trì mô hình xã không có đơn vị hành chính cấp thôn. Do đó, xã không bố trí người hoạt động không chuyên trách ở thôn và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn.

Đầu năm 2024, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi về tình hình kinh tế - xã hội của xã Phan Lâm với ông Mang Xoa – Bí thư Đảng ủy xã. Theo ông Xoa, từ nhiều năm trước, xã đã xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính cấp thôn, gửi huyện, gửi tỉnh xét duyệt; nhưng chưa được thông qua.

Nhắc đến những khó khăn của xã, ông Mang Xoa bày tỏ sự tiếc nuối vì xã “hụt” đi nhiều nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Phan Lâm là xã khu vực I. Vì thế, xã không được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, mà chỉ có một số nội dung chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn vốn sự nghiệp.

Trụ sở hành chính đã cũ kỹ là công trình hạ tầng nổi bật tại trung tâm xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh chụp tháng 1/2024)
Trụ sở hành chính đã cũ kỹ là công trình hạ tầng nổi bật tại trung tâm xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh chụp tháng 1/2024)

Càng khó khăn hơn khi xã không có đơn vị hành chính cấp thôn. Để thuận tiện quản lý thì xã thành lập 6 Tổ tự quản. Đây không phải đơn vị hành chính nên không đủ điều kiện để cấp có thẩm quyền xem xét có đặc biệt khó khăn hay không.

Phan Lâm là một trong 07 xã của huyện Bắc Bình thuộc phạm vi điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024. Do đó, điều kiện kinh tế - xã hội của xã cũng như đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn xã Phan Lâm đã được thu thập trong cuộc điều tra này.

Thêm động lực từ chính sách đặc thù

Cũng như Phan Lâm, điều kiện cơ sở hạ tầng ở xã Phan Sơn cũng còn thiếu và yếu. Phan Sơn chỉ hơn Phan Lâm ở chỗ, xã có điểm chính của Trường Tiểu học và THCS Sơn Lâm và điểm chỉnh của Trường Mầm non Sơn Lâm (xã Phan Lâm là điểm lẻ). Ngoài ra, ở Phan Sơn có chợ dân sinh, còn xã Phan Lâm thì không.

Những công trình thiết yếu này đều là nội dung đầu tư của Chương trình MTQG 1719. Mặc dù đáp ứng đủ điều kiện về dân số là đồng bào DTTS; nhưng do không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn nên cả Phan Lâm và Phan Sơn đều không được bố trí vốn đầu tư từ Chương trình MTQG 1719.

Điểm chính Trường Tiểu học và THCS nằm ở xã Phan Sơn, còn xã Phan Lâm chỉ có điểm lẻ.
Điểm chính Trường Tiểu học và THCS nằm ở xã Phan Sơn, còn xã Phan Lâm chỉ có điểm lẻ

Trong Đề án 01/ĐA-UBND ngày 22/5/2024 về điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên xã Phan Lâm vào xã Phan Sơn, UBND huyện Bắc Bình cũng khẳng định, hiện trên địa bàn 02 xã không có chính sách đặc thù nào được triển khai.

Trước khi sáp nhập, thực trạng cơ sở hạ tầng ở xã Phan Lâm và xã Phan Sơn đã được thu thập từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024. Huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thông tin thu thập được từ cuộc điều tra để có những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ 02 xã này.

Bình Thuận có 34 DTTS, với 104.066 người, chiếm gần 8,4% dân số của tỉnh. Đồng bào DTTS tập trung sinh sống ở 15 xã thuần và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm qua, để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộ vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Thuận cũng đã triển khai thực hiện 13 chính sách đặc thù của địa phương; tuy nhiên, phần lớn các chính sách chỉ mang tính hỗ trợ.

Có thể kể đến chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên DTTS ở các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào DTTS thuộc các xã thuần và các thôn DTTS xen ghép; chính sách thăm tặng quà cho một số đối tượng là người DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết truyền thống của đồng bào DTTS; chính sách khoán bảo vệ rừng;...

Bước đột phá trong hoạch định chính sách đặc thù của Bình Thuận phải kể đến “Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”, được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 9/2021). Tuy nhiên, trong chương trình được xem sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận này, xã Phan Lâm và xã Phan Sơn chưa được thụ hưởng.

Tuyến đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mê Pu, huyện Đức Linh được đầu tư từ Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Tuyến đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mê Pu, huyện Đức Linh được đầu tư từ Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025

Cụ thể, thực hiện Chương trình này, trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Bắc Bình được bố trí 10,3 tỷ đồng (cao nhất các huyện trong tỉnh) để đầu tư 3 tiểu dự án. Trong đó có dự án Nâng cấp tuyến đường khu sản xuất từ kênh chính Cà Giây đến kênh Nam Tà Mú (xã Bình An); dự án Nâng cấp đường giao thông nông thôn khu trung tâm thôn 2 (xã Bình An) và dự án Nâng cấp đường vào khu dân cư thôn Phú Điền (xã Phan Điền).

Như vậy, với 02 xã vừa thực hiện sáp nhập là Phan Lâm và Phan Sơn, nếu có chính sách đặc thù để đầu tư, hỗ trợ thì phải chờ giai đoạn sau năm 2025. Kỳ vọng rằng, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 trên địa bàn xã Phan Lâm và xã Phan Sơn sẽ đưa ra bộ dữ liệu chính xác để tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Bắc Bình đánh giá, phân tích, từ đó có những cơ chế, chính sách hỗ trợ 02 xã này.

Tin cùng chuyên mục
Lan toả khát vọng vươn lên của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS trên con đường đi đến tương lai

Lan toả khát vọng vươn lên của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS trên con đường đi đến tương lai

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có nhiều tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế -xã hội ở vùng DTTS và miền núi. Một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực được UBDT chủ trì tổ chức hằng năm là Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV) thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu, nhằm khằng định những "trái ngọt" từ thực hiện chính sách đối với giáo dục dân tộc; đồng thời khích lệ, động viên các HSSV, thanh niên là người DTTS đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong rèn luyện, học tập và lao động.