Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Bình Thuận: Học sinh vùng cao tuân thủ 5K để đến trường

PV - 16:39, 20/10/2021

Sau một thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 18/10, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã đến trường học trực tiếp với sự phấn khởi, háo hức.

Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến trong ngày đón học sinh trở lại trường
Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến trong ngày đón học sinh trở lại trường

Do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường, các nhà trường duy trì việc đo thân nhiệt cho học sinh, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, đeo khẩu trang… Đồng thời phân bổ, cân đối sĩ số lớp học không quá 30 học sinh/lớp.

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hàm Thuận Bắc, năm học này, huyện có hơn 35.000 học sinh các cấp theo học tại 72 trường học tại 17 xã, thị trấn, trong đó hơn 1.800 học sinh là con em đồng bào DTTS. Học sinh tiểu học và THCS ở 4 xã vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ, Đa Mi và xã Hồng Liêm được đến trường; các xã còn lại dự kiến sẽ học vào 25/10 tới. Để giảm bớt áp lực cho học sinh và giáo viên, nhưng cũng bảo đảm thực hiện đúng chương trình, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tập trung thực hiện nghiêm túc việc tinh giản nội dung dạy học.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến trong giờ học
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến trong giờ học

Năm học 2021 - 2022, Trường tiểu học và THCS Đông Tiến có 199 học sinh ở cả 2 cấp, trong đó hơn 90% số học sinh là con em đồng bào DTTS. Ông Kiều Đức Thuận, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến cho biết: Năm học này, ở cấp tiểu học, thời gian đầu nhà trường sẽ tổ chức dạy học 8 buổi/tuần. Đối với cấp THCS, các em sẽ học vào buổi sáng còn buổi chiều nhà trường sẽ tổ chức dạy bổ sung kiến thức cho các học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến cũng như ôn tập, củng cố lại cho các em đã học trực tuyến.

Được đến trường học tập, em Trần Huy Hoàng Hiệp, học sinh lớp 7, Trường Tiểu học và THCS Đông Tiến vui mừng cho biết: So với học trực tuyến thì em thích học trực tiếp như thế này hơn, vì được gặp thầy cô, bạn bè và dễ tiếp thu hơn.

Tại Trường THCS Đông Giang, hơn 90% học sinh đã đến trường trở lại. Cùng với các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 như: Khử khuẩn, chuẩn bị dụng cụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn và đồ dùng học tập, các thầy cô giáo còn phải đến từng nhà vận động, đưa học sinh đến trường nhằm bảo đảm sĩ số và duy trì tốt việc dạy và học.

Một giờ học tại Trường Tiểu học và THCS Đông Giang
Một giờ học tại Trường Tiểu học và THCS Đông Giang

Theo thầy Nguyễn Thanh Định, giáo viên Trường THCS Đông Giang, với phần lớn học sinh là con em đồng bào DTTS, việc duy trì sĩ số lớp học bình thường đã khó và trong thời điểm ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài như hiện nay còn khó hơn. Để các em tiếp tục đến trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã đến từng nhà để thông báo, vận động học sinh trở lại trường. Việc vận động học sinh đến lớp đều đặn rất khó khăn và mất khá nhiều thời gian; đòi hỏi giáo viên phải nắm rõ từng hoàn cảnh để có thể giúp đỡ kịp thời, hỗ trợ các em tiếp tục đến trường…

Bà Đào Thị Phương Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đông Giang cho biết: Nhà trường xây dựng thời gian biểu để dạy học khối kiến thức chính tiếp nối kiến thức dạy học trực tuyến 4 tuần qua. Đồng thời xây dựng kế hoạch dạy phụ đạo bổ sung các kiến thức thiếu hụt do những hạn chế của việc học trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường đã tiếp nhận 6 học sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội trú không có điều kiện học trực tuyến được học trực tiếp tại nơi cư trú./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.