Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm việc với Vụ Pháp chế về việc sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP

Kim Anh - 14:30, 11/07/2022

Ngày 11/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã có buổi làm việc với Vụ Pháp chế (UBDT) về việc sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Báo cáo với Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại buổi làm việc, ông Hoàng Đức Thành, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban ký Công văn số 650/UBDT-PC ngày 29/4/2022 gửi xin ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, đơn vị liên quan đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2022, UBDT đã nhận được ý kiến của 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, đơn vị liên quan và 14 vụ, đơn vị thuộc UBDT.

Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan, Vụ Pháp chế đã tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị trình Lãnh đạo Ủy ban ký trình Thủ tướng Chính phủ (gồm Báo cáo số 855/BC-UBDT ngày 03/6/2022 tổng kết 10 thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, Tờ trình số 856/TTr-UBDT ngày 03/6/2022 đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP và Đề cương chi tiết những nội dung sửa đổi, bổ sung).

Theo đó, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao UBDT tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ban Dân vận Trung ương, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Bộ Tư pháp khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan giải trình, làm rõ và thống nhất các nội dung sau: (1) Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP; cơ sở pháp lý, sự phù hợp với các chủ trương của Đảng, tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, sự cần thiết, nội dung, tác động và nguồn lực thực hiện các đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách về công tác dân tộc; (2) Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp và (3) Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì buổi làm việc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết, trên cơ sở những ý kiến đóng góp, góp ý của một số bộ, ngành, Vụ Pháp chế tiếp thu đầy đủ ý kiến thuộc phạm vi thẩm quyền của UBDT; rà soát lại các nội dung chính sách có liên quan đến Nghị định 05 để bổ sung thông tin.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc (Nghị định 05), là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành hoặc tham mưu ban hành hệ thống chính sách dân tộc và các văn bản pháp luật. Nghị định ra đời nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong 5 năm, 10 năm qua. Vì vậy, việc thực hiện, sửa đổi Nghị định 05 phải có sự cân nhắc, tính toán phù hợp, đảm bảo nội dung phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT yêu cầu Vụ Pháp chế cần phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, có đôn đốc kiểm tra, bảo đảm quy trình và có báo cáo cụ thể đối với các nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác phối hợp, trao đổi, tiếp thu thông tin để hoàn thành nhiệm vụ…

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.