Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Bộ Tư pháp họp báo Quý IV-2023, gặp mặt nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí dịp Tết nguyên đán 2024

Duy Anh - 07:20, 31/01/2024

Chiều ngày 30/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông tin các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong quý I/2024 và gặp mặt các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí nhân dịp Tết nguyên đán giáp thìn năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì buổi họp.


(Tin Hoàng Thanh) Bộ Tư pháp họp báo Quý IV-2023, gặp mặt nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí dịp Tết nguyên đán 2024
Quang cảnh buổi họp báo

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Năm 2023, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành đã phối hợp tham mưu cho Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác pháp luật tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và 10 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai Nghị quyết số 126 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Năm 2023, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành gần 3.800 VBQPPL cấp tỉnh, hơn 2.600 VBQPPL cấp huyện và hơn 1.700 VBQPPL cấp xã. Chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL tiếp tục được nâng cao; thẩm định 44 đề nghị xây dựng VBQPPL và 237 dự án, dự thảo VBQPPL; Tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã thẩm định 543 dự thảo VBQPPL; các địa phương đã thẩm định hơn 7.000 dự thảo VBQPPL.

Bên cạnh đó, tổ chức pháp chế và cơ quan tư pháp địa phương đã tích cực tham mưu, tổ chức thành công nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, việc tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV đã thu hút sự tham gia của 63 đội thi đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhận được sự đánh giá cao của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, năm 2023, các hoà giải viên trong toàn quốc đã tiếp nhận trên 90.000 vụ việc, với tỷ lệ hòa giải thành trung bình là 84,7%.

Nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tiếp tục được các Sở Tư pháp chủ động tham mưu đưa vào Chương trình, Kế hoạch và văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác PBGDPL hằng năm. Qua báo cáo của các địa phương, tính đến nay có trên 10.000 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỉ lệ trên 95%.

Công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tăng cường, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều mô hình hay, hiệu quả.

Thu hồi thi hành án dân sự trên 89.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tư pháp, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả,chuyên nghiệp; công tác phối hợp, nhất là phối hợp liên ngành trong THADS được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ hoạt động THADS được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt cho thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý đều tăng, nhưng kết quả THADS năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.

Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được Bộ, ngành Tư pháp chú trọng thực hiện, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, bám sát các quy định pháp luật và nhiệm vụ được giao tại các Đề án trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản giấy tờ.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký và thống kê hộ tịch. Bộ, các cơ quan tư pháp địa phương đã tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt Đề án số 06, đặc biệt lần đầu tiên tổ chức cấp giấy tờ hộ tịch điện tử, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp thông qua việc triển khai 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông về đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ mai táng phí.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được hoàn thiện với trên 63 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,5 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa 02 cơ sở dữ liệu. Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

(Tin Hoàng Thanh) Bộ Tư pháp họp báo Quý IV-2023, gặp mặt nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí dịp Tết nguyên đán 2024 1
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại buổi họp

Tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách

Phát biểu tại buổi gặp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh trân trọng cảm ơn các cơ quan báo chí đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc truyền thông chính sách, thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, trọng tâm là Đề án 407 về "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027". Những nỗ lực đó đã góp phần thúc đẩy công tác xây dựng thể chế của Bộ, ngành Tư pháp nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Năm 2024 tới đây, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp nhằm tăng cường hoạt động truyền thông chính sách, tạo kết quả tích cực, có chiều sâu với sự đồng thuận rộng rãi trong toàn Nhân dân, xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng kịp thời thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xã hội quan tâm; cũng như với vai trò là cơ quan thẩm định, Bộ Tư pháp sẵn sàng cung cấp thông tin về quá trình thẩm định các dự án, dự thảo Luật; hồ sơ thẩm định được đăng tải đầy đủ trên Cổng thông tin Bộ Tư pháp.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh gửi tới các nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí lời chúc mừng năm mới, mong công tác báo chí, truyền thông ngày càng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo Bộ Tư pháp, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả,chuyên nghiệp; công tác phối hợp, nhất là phối hợp liên ngành trong THADS được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ hoạt động THADS được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt cho thực hiện các nhiệm vụ được giao.

(Tin Hoàng Thanh) Bộ Tư pháp họp báo Quý IV-2023, gặp mặt nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí dịp Tết nguyên đán 2024 2
Lãnh đao Bộ Tư pháp chụp ảnh cùng các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024
Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.