Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chiêm Hóa (Tuyên Quang) thực hiện tốt Luật hòa giải ở cơ sở

Trang Diệp - 09:03, 17/12/2023

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt Luật hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trong 10 năm qua, các Tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận 8.834 vụ việc, trong đó hòa giải thành 7.603 vụ việc (chiếm tỷ lệ 86%).

Phòng Tư pháp huyện Chiêm Hoá tập huấn kỹ năng hòa giải cơ sở tại xã Trung Hòa.
Phòng Tư pháp huyện Chiêm Hoá tập huấn kỹ năng hòa giải cơ sở tại xã Trung Hòa.

Thời gian qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đã từng bước được nâng cao về chất lượng. Các tổ hòa giải được thành lập trên 100% các thôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 287 Tổ hòa giải với 2.024 hòa giải viên, trong đó: Có 1.410 hòa giải viên nam; 614 hòa giải viên nữ; hòa giải viên là người dân tộc thiểu số có 1.605 người; dân tộc khác là 419 người. Thành phần Tổ hòa giải gồm: Bí thư chi bộ, Truởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng các đoàn thể, Trưởng các chi hội, người có uy tín,...

Đội ngũ hòa giải viên đều là những người có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương, có uy tín trong cộng đồng dân cư và khả năng vận động, thuyết phục, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với công tác hòa giải ở cơ sở. 

Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, sau 10 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, các Tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận 8.834 vụ việc, trong đó hòa giải thành 7.603 vụ việc (chiếm tỷ lệ 86%).

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải cơ sở, đến nay, huyện Chiêm Hoá đã ban hành 11 kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; UBND các xã, thị trấn đã ban hành 240 kế hoạch và các văn bản tổ chức triển khai Luật hòa giải đến các thôn, bản, tổ dân phố và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, hàng năm, huyện cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác hòa giải ở cơ sở cho các hòa giải viên ở 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với số người tham dự trên 2.000 người; Chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện lồng ghép hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” … 

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.