Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh

Đình Tuân - 16:56, 25/05/2021

Trường PTDTNT THCS Tương Dương (Nghệ An) nhiều năm qua đã trở thành mái nhà chung của bao thế hệ học trò người dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Ơ Đu. Tại ngôi trường này, ngoài việc truyền dạy kiến thức, các em học sinh còn được trao truyền tình yêu văn hóa để gìn giữ, bảo tồn di sản của cha ông.

Khuôn viên Trường PTDTNT THCS Tương Dương (Nghệ An)
Khuôn viên Trường PTDTNT THCS Tương Dương (Nghệ An)

Là ngôi trường có đông con em người DTTS học tập, nhiều năm qua, Trường phổ thông DTNT THCS Tương Dương luôn xác định, việc truyền dạy kiến thức và giáo dục tình yêu văn hóa truyền thống cho học sinh là 2 nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Bởi vậy, ngay từ ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động (năm học 2009-2010), nhà trường đã yêu cầu, tất cả học sinh phải mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 hàng tuần, các hoạt động ngoại khóa và vào các ngày lễ. Nếp sinh hoạt này đã được nhà trường duy trình nhiều năm nay.

Học sinh Trường PTDTNT THCS Tương Dương thường xuyên mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 hàng tuần và các ngày lễ
Học sinh Trường PTDTNT THCS Tương Dương thường xuyên mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 hàng tuần và các ngày lễ

Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian; đưa các làn điệu dân ca, dân vũ để tập cho học sinh; đọc thơ bằng các thứ tiếng DTTS, dạy tiếng dân tộc thiểu số… Qua đó, giúp học sinh am hiểu, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

“Ban đầu khi nhà trường quy định mặc trang phục dân tộc sáng thứ 2 và các ngày lễ, chúng em thấy vướng víu và không thấy thoải mái, nhưng dần thì quen. Bây giờ mỗi khi mặc bộ trang phục của đồng bào mình em cảm thấy rất tự hào ”, em Vi Thị Mai Xuân, học sinh lớp 7C chia sẻ.

Các em học sinh của Trường đều ý thức cao việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình
Các em học sinh của trường đều ý thức cao việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình

Cô Lô Thị Thùy, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết “Năm học 2020-2021, toàn trường có 340 học sinh, số học sinh này chủ yếu là con em đồng bào DTTS. Giáo viên nhà trường đã đa dạng các hình thức giảng dạy để vừa giúp học sinh tiếp thu những tiến bộ xã hội, vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Việc tăng cường giáo dục văn hóa, giáo dục kỹ năng sống kết hợp đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào từng hoạt động của Trường PTDTNT THCS Tương Dương, đã góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình; tạo được không khí thoải mái cho học sinh khi tham gia học tập, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Các buổi ngoại khóa, nhà trường thường tổ chức các trò chơi dân gian và các làn điệu dân ca, dân vũ
Các buổi ngoại khóa, nhà trường thường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian và hát, múa các làn điệu dân ca, dân vũ
Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống cho học sinh 4

Không chỉ thành công trong việc giúp học sinh có ý thức trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, nhà trường cũng gặt hái được nhiều thành tích trong công tác giáo dục đào tạo. Riêng năm học 2020 -2021, có 8 học sinh giỏi cấp tỉnh; 4 học sinh đạt giải trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp tỉnh; 8 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 5 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh; 11/12 em học sinh nằm trong danh sách Đội tuyển đẩy gậy của tỉnh Nghệ An tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức tại tỉnh Quang Nam trong thời gian sắp tới…

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.