Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bù Ðốp phát triển nguồn nhân lực các DTTS

PV - 11:13, 21/10/2022

Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có 2.642 hộ dân DTTS với 10.481 người. Thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện nghị quyết này. Qua đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương.

Đổi thay đời sống đồng bào DTTS

Với đặc thù của huyện biên giới, đời sống kinh tế đồng bào DTTS ở Bù Đốp chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng như: Tiêu, điều, lúa và một số loại hoa màu khác. Đến năm 2022, toàn huyện còn 643 hộ nghèo, trong đó 195 hộ nghèo DTTS, chiếm 30,3%. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng đạt 97,77%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 98,8%.

Công tác y tế, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân vùng đồng bào DTTS luôn được quan tâm và đạt những kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay, toàn huyện có 1 trung tâm y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, với đầy đủ phòng chức năng; 7/7 xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó 7/7 trạm đạt chuẩn quốc gia, 5/7 trạm có bác sĩ. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2 trạm xá quân dân y kết hợp phục vụ khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS, vùng sâu, xa của huyện. Theo đó, tuổi thọ bình quân của người DTTS đến năm 2020 là 73 tuổi, đạt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ.

Thời gian qua, công tác y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS luôn được huyện Bù Đốp quan tâm. (Trong ảnh: Bà Hoàng Thị Slen, dân tộc Nùng, ấp Tân Hưng, xã Phước Thiện được các y, bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Xuân túc)
Thời gian qua, công tác y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS luôn được huyện Bù Đốp quan tâm. (Trong ảnh: Bà Hoàng Thị Slen, dân tộc Nùng, ấp Tân Hưng, xã Phước Thiện được các y, bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Xuân túc)

Hiện nay, huyện có hơn 20 trường các bậc học, trong đó có 1 trường PTDT nội trú THCS. Cơ sở vật chất có 500 phòng học, hơn 200 phòng chức năng, 35 phòng công vụ. Tổng số công chức, viên chức toàn ngành là 1.034, trong đó 66 người DTTS. Bên cạnh hệ thống trường lớp tập trung, nhiều ấp đồng bào DTTS của huyện đã được đầu tư xây dựng các lớp học tại chỗ (chủ yếu bậc tiểu học). Toàn huyện có 9/22 trường đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục phấn đấu và xây dựng thêm 7 trường đạt chuẩn trong giai đoạn 2022 - 2025.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt đối với người nghèo và người nghèo DTTS được quan tâm. Các cấp, ngành đã thực hiện tốt chế độ, chính sách hỗ trợ học nghề cho người nghèo, cơ bản đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng. Đặc biệt công tác dạy nghề cho người nghèo gắn với giải quyết việc làm là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn cho người nghèo như thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp...

Tỷ lệ trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non năm 2016 là 12,5%, năm 2020 là 27% và 6 tháng đầu năm 2022 là 28%. Tương tự với trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo: Năm 2016 là 77,5%, năm 2020 là 80% và 6 tháng đầu năm 2022 là 82%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học: Năm 2016 là 88,5%, năm 2020 là 98% và 6 tháng đầu năm 2022 là 98%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi bậc THCS: Năm 2016 là 84,8%, năm 2020 là 93,5% và 6 tháng đầu năm 2022 là 94%.

Ngoài ra, việc thực hiện chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em đồng bào DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cũng được triển khai thực hiện đầy đủ. Từ năm 2006 - 2016, UBND huyện đã sơ tuyển tham mưu UBND tỉnh chọn cử 82 học sinh tham gia học đại học, cao đẳng, trong đó 69 học sinh DTTS. Từ năm 2006 - 2016, UBND huyện, tỉnh đã bố trí việc làm cho 25 học sinh cử tuyển ra trường, trong đó có 20 học sinh DTTS. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn huyện được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực…

Bên cạnh thuận lợi thì việc thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Bù Đốp cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: Công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS chưa có tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nhận thức về pháp luật của một bộ phận Nhân dân, đặc biệt là các xã có đông đồng bào DTTS chưa cao. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế vùng đồng bào DTTS chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, nhất là cán bộ người địa phương thiếu trầm trọng; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế gặp nhiều bất cập...

Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030, huyện Bù Đốp đã đề ra các phương hướng, giải pháp thực hiện. Trong đó: Tiếp tục triển khai, lồng ghép các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Triển khai, thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho tuyến trạm y tế xã vùng sâu, xa. Xây dựng và áp dụng chế độ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế vùng miền núi, DTTS; tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo, đồng bào DTTS. Nâng cao thể trạng, tầm vóc của người DTTS. Đến năm 2030 phấn đấu đạt 70% lao động người DTTS trong độ tuổi từ 18 - 35 được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm…

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.