Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Bước phát triển mới ở Hoài Ân

Lê Công - 16:25, 25/01/2022

Hoài Ân là huyện trung du của tỉnh Bình Định, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Ba Na và H’re. Trải qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, diện mạo Hoài Ân đang đổi thay từng ngày.

Cây ăn quả được xem là cây trồng chủ lực tại huyện Hoài Ân đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Cây ăn quả được xem là cây trồng chủ lực tại huyện Hoài Ân đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Huyện Hoài Ân gồm có 15 xã, thị trấn. Trong đó, có 3 xã vùng đồng bào DTTS là Đắk Mang, Bok Tới, Ân Sơn và một số hộ đồng bào sống xen ghép ở các xã Ân Tường Đông, Ân Mỹ.

Xác định đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông có yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm gần đây, huyện Hoài Ân từng bước ưu tiên phát triển nhanh về kết cấu hạ tầng giao thông; Đặc biệt là việc đầu tư hạ tầng đô thị ở thị trấn Tăng Bạt Hổ và các xã miền núi như Ân Nghĩa, Ân Sơn, Ðắk Mang, Bok Tới...; Qua đó, đã tạo đà cho những địa phương khó khăn này vươn mình phát triển về mọi mặt, nhất là vấn đề thông thương kinh tế và làm thay đổi diện mạo thị trấn Tăng Bạt Hổ, cũng như các xã miền núi. Trong đó, thị trấn Tăng Bạt Hổ mang hình thế của một đô thị sầm uất.

Trong năm 2021, huyện đã khởi công mới 44 công trình, với tổng mức đầu tư trên 507 tỷ đồng. Trong đó, ưu tiên tập trung vào đầu tư hạ tầng giao thông. Cụ thể, năm 2021 huyện đã đầu tư xây dựng mới cầu Phú Văn (Giai đoạn 2), với tổng mức đầu tư trên 96,5 tỷ đồng; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã Ân Phong đi xã Ân Tường Đông với chiều dài 6,7km, tổng kinh phí đầu tư trên 23,7 tỷ đồng; Nâng cấp, mở rộng đường Trường, với tổng mức đầu tư 14,53 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng đầu tư nâng cấp các tuyến đường đi các xã miền núi như nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cầu Bù Nú đi T4, T5 dài 6,2km, với tổng mức đầu tư trên 29,7 tỷ đồng; Nâng cấp tuyến đường Ân Hữu – Đắk Mang (đoạn Xuân Sơn và đoạn cầu Nước Lương đi thôn T6 xã Đắk Mang dài 4,4km, với tổng mức đầu tư trên 17,46 tỷ đồng.

Năm 2021, tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài nên nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc không thể triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra, nhưng bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, lãnh đạo huyện Hoài Ân đã chỉ đạo các cấp, ngành nhanh chóng khắc phục những khó khăn, để đưa các chính sách đến với đồng bào, giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Cụ như như, thực hiện Chương trình 135, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, với tổng nguồn vốn theo kế hoạch được phân bổ là 398,628 triệu đồng, các công trình triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch và tiến độ đề ra, đến nay đã thực hiện giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Đường giao thông ở các khu dân cư được huyện Hoài Ân đầu tư hoàn chỉnh.
Đường giao thông ở các khu dân cư được huyện Hoài Ân đầu tư hoàn chỉnh.

Tại các xã vùng cao như: Đắk Mang, Bok Tới, Ân Sơn, với địa hình là đồi núi và gò đồi, thuận lợi cho trồng cây ăn quả và chăn nuôi nên lãnh đạo huyện đã định hướng người dân phát triển kinh tế dựa vào đặc thù của địa phương đạt hiệu quả cao. Đến nay, trên địa bàn 3 xã có tổng đàn heo 1.000 con (chủ yếu là heo đen); đàn trâu, bò 4.500 con; đàn gia cầm 3.000 con. Tiếp tục hỗ trợ người dân phát triển trên 61ha các loại cây trồng là thế mạnh của địa phương như: Bưởi da xanh, dừa xiêm, bơ sáp và các loại cây ăn trái khác.

Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân cho biết: UBND huyện chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thị trấn Tăng Bạt Hổ và các vùng phụ cận, miền núi theo hướng văn minh, sạch đẹp. Đến nay, nhiều tuyến đường được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Kết cấu hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

“Hoài Ân có được diện mạo đô thị mới như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cùng người dân đồng lòng hưởng ứng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện và từ nguồn kinh phí xã hội hóa để Hoài Ân từ vùng đất nghèo, cằn cỗi vươn lên phát triển. Ngoài ra, huyện cũng đã tập trung đầu tư, hỗ trợ người dân vùng DTTS phát triển kinh tế ổn định cuộc sống./.

Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP phía Nam

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP phía Nam

Ngày 22/1/2025, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cùng Đoàn đại biểu Thành phố đã đến thăm, chúc Tết Thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phía Nam nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025. Đại tá Nguyễn Quốc Cường - Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tiếp Đoàn.