Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bưởi tươi của Việt Nam được Hàn Quốc chính thức cho phép nhập khẩu

Minh Thu - 12:20, 02/08/2024

Mới đây, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố trên Website về quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Đây là được xem là thông báo chính thức cho phép việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam.

Bưởi tươi là loại quả thứ 3 của Việt Nam được cho phép nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Bưởi tươi là loại quả thứ 3 của Việt Nam được cho phép nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Như vậy, bưởi trở thành loại quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau thanh long và xoài. Theo đánh giá của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam, đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng thời, khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với 50 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng cho bưởi Việt Nam - một trong 14 nhóm trái cây chủ lực theo Đề án phát triển cây ăn quả mà Bộ NN&PTNT định hướng. Hiện, cả nước có trên 100.000 ha trồng bưởi, sản lượng đạt trên 900 ngàn tấn. Những địa phương có diện tích bưởi lớn là Bến Tre với hơn 8.800 ha, Vĩnh Long với hơn 8.600 ha, Đồng Nai với hơn 5.400 ha. Các giống bưởi nổi tiếng, có tiềm năng xuất khẩu lớn gồm bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...

Trước đó, một số thị trường lớn như Mỹ, New Zealand… cũng đã cấp phép cho trái bưởi tươi Việt Nam. Hiện, bưởi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo sang năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 14, với sự tham gia của Australia.


Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.