Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà

Như Ý - 11:29, 01/08/2024

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, rau bó xôi… là loại rau vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng. Trong rau chân vịt chứa hàng loạt vitamin cùng khoáng chất thiết yếu như caroten, vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt,… có thể làm giảm nguy cơ gây ra rất nhiều bệnh tật. Để trồng rau chân vịt hiệu quả mời các bạn tham khảo quy trình kỹ thuật trồng rau chân vịt sau đây.

(Tổng hợp) Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà

Thời vụ

Khi lựa chọn trồng rau chân vịt bà con nên lưu ý chọn mùa vụ thích hợp, cụ thể:

Vụ sớm bắt đầu gieo từ tháng 9 – 10.

Vụ chính gieo vào khoảng trung tuần tháng 10 tới trung tuần tháng 11.

Vụ muộn Đông Xuân gieo từ tháng 12 – 1 năm sau.

Vụ Xuân bắt đầu gieo vào trung tuần tháng 1 tới đầu tháng 2.

Môi trường sống

Rau chân vịt là giống rau xứ lạnh với điều kiện sinh trưởng tốt trong khoảng từ 18 – 20 độ C, tốc độ phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 10 độ C song vẫn có thể sống sót ngay cả khi âm dưới 10 độ.

Đây là giống cây ưa ánh sáng nhẹ, ưa bóng râm với khả năng sinh trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ.

Chuẩn bị vật dụng trồng rau

Tùy vào mỗi gia đình, nhà vườn mà nhu cầu hay mục đích để chọn kích thước, chất lượng chậu trồng khác nhau.

Bà con có thể chọn chậu, vật dụng phổ biến như chậu nhựa, thùng xốp có sẵn trong nhà. Ưu tiên chọn kích thước lớn, bề sâu trung bình nên là 25cm để cây có không gian thoải mái cao lớn, phát triển.

(Tổng hợp) Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

Trước khi trồng bà con cần làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất, phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất. Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.

Bà con cần lên liếp (làm luống) bằng cách cày bừa, băm nhỏ đất. Mỗi liếp rộng 0,8- 1m có thể 1,5m tùy địa thế đất mà bà con có cách lên liếp khác nhau. Liếp cao 20-30cm. Bà con nên bố trí đường đi giữa 2 liếp rộng 0,4-0,5m để thuận lợi cho việc thu hoạch, chăm sóc sau này.

Bón lót bằng super lân, phân hữu cơ, thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G. Rãi phân rồi cày bừa xới sáo cho đều với đất mặt.

Hiện nay, có 2 cách áp dụng khi trồng rau chân vịt mà bà con nên tham khảo. Cụ thể kỹ thuật của từng cách gieo trồng chính là:

Trồng rau chân vịt bằng gieo hạt: Quy trình gieo hạt trồng rau chân vịt bà con cần thực hiện tuần thự theo các bước. Cụ thể:

Hạt giống khi đã mua về cần được ngâm trong nước ấm từ 3 – 4h đồng hồ theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Việc ngâm hạt giống sau khi hoàn thành lúc này bà con mang ra rửa sạch lại bằng nước lạnh và để ráo nước.

Sau đó bà con mang hạt giống đem gieo trực tiếp xuống luống trồng đã quy hoạch hoàn thiện trước đó. Mật độ hạt gieo đảm bảo hạt cách hạt là 7cm, hàng cách hạt 10 – 12cm.Sau khi gieo xong hạt giống phủ lên trên cùng một lớp đất mỏng 2cm, tưới đẫm nước cho luống trồng.

(Tổng hợp) Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà 2

Canh tác rau chân vịt bằng trồng cây: Cây con chúng ta có thể mua sẵn về giúp quá trình trồng dễ dàng hơn. Mang cây con ra ruộng trồng sau đó trồng với khoảng cách cây cách cây 15cm, đồng thời hàng cách hàng 10 – 12cm. Mỗi cây khi trồng cần đảm bảo nén chặt gốc tránh tình trạng bị đổ, cây không thể bén rễ và phát triển.

Trong quá trình chăm sóc cây bà con cần lưu ý thời điểm bón phân để cây được phát triển một cách tốt nhất:

Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10-ngày. Hòa ure tưới cho cây nên tưới vào buổi chiều mát. 10g ure/ 10 lít nước, sáng hôm sau bà con tưới rửa lá tránh tình tạng cháy lá.

Bón thúc lần 2 sau khi cấy 3 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

Bón thúc lần 3 sau khi cấy 10 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

Lưu ý: Bánh dầu có thể bà con dùng loại bánh đậu hoặc bánh dầu dừa đều được. Khi mua về nên ngâm bánh dầu trong nước 10-15 ngày để bánh dầu rã ra sau đó tưới mới tốt.

Nếu sử dụng phân bón lá cứ 7-10 ngày phun một lần bà con tham khảo một số loại phân như: Phân hữu cơ rong biển canada 95% hoặc HVP 401N chuyên dùng rau củ.

(Tổng hợp) Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà 3

Phòng sâu bệnh

Đối với nhóm rau ăn lá nên áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại. IBM là phương pháp hiệu quả nhất, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, tiêu dùng và môi trường, mà còn đem hiệu quả rất lớn về kinh tế.

Khi mật độ sâu nhiều thì bà con nên phun xịt các loại thuốc hóa học, Sinh học cũng như tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách và thời gian cách ly.

Sâu hại: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy. Thuốc trị Polytrin, các thuốc gốc sinh học BT, Reasgent 3.6 ec, Tasieu 1.9 ec

(Tổng hợp) Cách trồng rau chân vịt hiệu quả tại nhà 4

Nấm bệnh:

Thối cổ rễ: phun thuốc, Thane M 80WP, Kasuran, Viben C

Cháy lá, đốm lá: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP, Bavisan 50 WP.

Thối bẹ: No Mildew 25 WP, Thane M 80WP

Ngoài ra có thể bắt ốc sên ăn rau, tưới nước giấm pha loãng để phòng ngừa nấm bệnh gây hại cho cây.

Thời gian thu hoạch thích hợp

Khi trên cây có 5 – 7 lá đã trưởng thành thì có thể thu hoạch. Thu hoạch sau 50-60 ngày gieo, hoặc sau 35-40 ngày trồng. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt cách gốc 7-10cm cho cây lên mầm tiếp, bón thêm mùn giun sau mỗi lần thu hoạch. Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng. bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.