Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

Như Ý - 12:01, 11/07/2024

Cây sưa đỏ là một loại cây gỗ quý hiếm có giá trị cao. Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại. Để trồng cây sưa đỏ mang lại hiệu quả cao, mời bà con tham khảo các quy trình kỹ thuật và chăm sóc sau đây.

Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại.
Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại.

Đặc điểm của cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ có gỗ hình thành tự nhiên, có hương thơm quyến rũ, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế rất cao. Cây sưa đỏ có vỏ thân dày và sần sùi, nhiều vết nứt sâu dọc theo hướng thẳng đứng.

Lá chét mọc cách xen kẽ, đầu lá có hình nhọn mũi mác, chất lá dai.

Quả của cây sưa đỏ thường có mùi hơi khó chịu khi đốt.

Gỗ sưa đỏ thường có vân gỗ đẹp, lõi gỗ có màu đỏ nâu pha vàng. Khi đốt gỗ sưa đỏ thì tàn sẽ có màu trắng đục, mùi rất khó chịu, thối. Gỗ sưa đỏ chỉ dùng phần lõi của những cây có tuổi thọ trên trăm tuổi. Thớ gỗ mịn, vừa cứng lại có độ dẻo nhất định. Gỗ sưa đỏ chứa nhiều tinh dầu nên có khả năng chống ẩm tốt.

Thời vụ trồng và mật độ trồng

Khu vực miền Bắc: Trồng cây từ tháng 2 - tháng 4

Khu vực Bắc Trung bộ: Trồng cây từ tháng 9 - tháng 11.

Khu vực Duyên Hải Miền Trung: Trồng cây từ tháng 11 - tháng 1.

Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Trồng cây từ tháng 6 - tháng 9.

Cây trồng nên cách nhau 2 - 3m tùy vào mật độ trồng dày hoặc thưa mà căn chỉnh cho thích hợp. Có thể trồng xen với các loại cây công nghiệp khác.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ 1

Chọn giống

Người trồng cần ngâm hạt vào nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 12 giờ sau đó vớt ra rổ cà nhẹ nhiều lần rồi đem ủ trong bọc vải ở nhiệt độ khoảng 35 độ. Sau khi ủ 48 giờ, hạt đã nứt nanh cần đem ra ươm riêng. Hạt nào nứt cho vào bầu, hạt chưa nứt cần được ủ tiếp. Sau 12 giờ, những hạt không nứt phải được loại bỏ.

Bà con cần đảm bảo độ ẩm và ánh sáng cho cây non, bầu ươm phải có đất tơi xốp và thoát nước, không nên tưới nhiều nhưng cần tưới đều hàng ngày.

Sau 45 ngày và cây con được 2 - 3 lá cần tăng cường ánh sáng kết hợp phân và dưỡng chất đa vi lượng. Khi cây đạt 15 - 20 cm, bà con cần nên cho cây ra ánh nắng để cây quen dần với môi trường. Cây đạt đạt đủ chiều cao từ 25 - 50 - 100 - 150 cm có thể đem trồng ra ngoài môi trường.

Nên chọn cây có thân cây thẳng, cành lá cân đối, không có dấu hiệu của sâu bệnh.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ thích ẩm và đất sâu. Để trồng cây sưa đỏ bà con cần chuẩn bị đất trồng bằng cách làm sạch cỏ và đào hố. Kích thước của hố khoảng 50x50x50 cm là phù hợp nhất. Trước khi đem bầu cây xuống trồng cần bón lót mỗi hố từ 1 - 3 kg phân chuồng hoai mục hoặc bạn cũng có thể sử dụng 0,5kg phân bón vi sinh.

Sau khi mua cây giống về, bà con cần loại bỏ bì ni lông ở phần ngoài và gọt bỏ một ít bầu đất, nhưng cần giữ lại phần đất chứa rễ cây. Đặt cây giống vào hố đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, bọc đất xung quanh cây và nhẹ nhàng ấn đất để đảm bảo cây đứng vững, không bị đổ ngã. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

Chăm sóc cây sưa đỏ là một trong những việc quan trọng nhất để giúp cây sưa đỏ phát triển tốt. Có nhiều cách để chăm sóc cây sưa đỏ, bao gồm việc tưới nước, giữ môi trường ẩm và tuỳ biến ánh sáng. Để tưới nước, bà con nên tưới cho cây sưa đỏ nhiều nhất một lần mỗi tuần và đảm bảo rằng đất luôn ẩm đều.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ 3

Bà con cũng cần phải giữ môi trường ẩm với việc bảo quản theo cách thích hợp. Cây sưa đỏ cũng cần ánh sáng, cho nên bạn nên đặt cây ở một nơi ánh sáng trực tiếp nhưng không bị quá nhiệt.

Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2 kg NPK (5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.

Trong 1 đến 2 năm đầu, cây sưa sinh trưởng, phát triển nhanh, có nhiều cành nhánh và ngọn thường bị cong, vì vậy cần tỉa bớt cành, nhánh, chỉ để lại một thân khỏe và phát triển tốt. Bà con có thể dùng cọc cắm làm giá đỡ cho phần ngọn bị cong, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng. Cây đạt 3 - 4 tuổi sẽ tự vươn thẳng đứng.

Khi cây phát triển bình thường, bà con có thể bón phân vì sưa đỏ là cây họ đậu, bộ rễ có thể tự tổng hợp Nitơ để giúp cây phát triển. Sức phát triển của sưa đỏ mạnh hơn các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ 4

Phòng trừ sâu bệnh cho cây sưa đỏ

Đây là loài cây có mùi thơm đặc biệt nên xua đuổi được côn trùng, vậy nên loài cây này rất ít sâu bệnh. Nhưng bên cạnh đó, bạn cần chú ý những loài nấm bệnh còn sống trong đất bằng cách bón vôi xung quanh gốc cây 1 - 2 lần/năm.

Để phòng bệnh cho cây cần vệ sinh sạch cỏ vườn cây sưa, khi dọn cỏ vườn nên gom thành đống để khô sau đó đốt đi để tiêu diệt bọ cánh cứng trưởng thành, bọ non và trứng.

Vào đầu và cuối mùa mưa khi số lượng bọ cánh cứng trưởng thành nhiều, dùng các thuốc trừ sâu dạng hạt như Diaphos 10G, gà nòi 4G, Sago-Super 3G… tiến hành rải quanh gốc cây sưa để trừ trứng và bọ cánh cứng quanh gốc cây.

Thu hoạch

Cây sưa trồng từ 8 - 10 năm có thể cho thu hoạch gỗ vì cây sưa trồng sau 4, 5 tuổi bắt đầu hình thành lõi (cây từ 4 - 15 năm tuổi, lõi gỗ màu vàng, từ 15 năm tuổi trở lên có màu vàng sẫm). Những thành phần có lõi đều được tận dụng để bán.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.