Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Cảnh báo nguy hiểm từ những “công trình” tự phát chào mừng năm mới

Khánh Ngân - 15:21, 10/01/2022

Hình ảnh cây nêu, cổng chào thôn bản bằng tre nứa ngày Tết ngày một ít đi, thay vào đó là những cây nêu, cổng chào… đón Xuân, chào mừng năm mới bằng típ sắt, cao thấp đủ loại. Ngoài vật liệu thay đổi, những cây nêu, cổng chào còn được trang bị thêm những hệ thống đènLed sáng rực. Đẹp hơn, hiện đại hơn, nhưng cũng từ đó, tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Việc dựng nêu trên hành lang giao thông, đèn led sáng chói từ những cây nêu ảnh hưởng đến sự tập trung của người đi đường, mất an toàn giao thông
Việc dựng nêu trên hành lang giao thông, đèn led sáng chói từ những cây nêu ảnh hưởng đến sự tập trung của người đi đường, mất an toàn giao thông

Tùy tiện dựng, bất chấp nguy hiểm

Cứ vào độ gần Tết Nguyên đán, từ thành thị đến nông thôn và cả những bản làng xa xôi, lại ồ ạt trang hoàng nhà cửa, ngõ xóm bằng ánh sáng đèn led lung linh. Những cây nêu, cột cờ, băng rôn chào Xuân truyền thống được cải tiến, gắn thêm hệ thống đèn led lung linh. Nhiều ngõ xóm, đường bản người dân còn dựng lên những cổng chào tạm phục vụ trang trí ngày Tết. 

Cây nêu truyền thống thường được làm bằng cây tre, sau này, trên cây nêu có treo cờ Tổ quốc, đó là nét đẹp văn hóa  của dân tộc ta. Ngày nay, người dân đã cải tiến, dùng típ sắt uốn cong để làm nêu. Những cây nêu này còn được trang bị thêm những sợi dây đèn led quấn quanh từ gốc tới ngọn sáng rực. 

Để cấp nguồn điện cho các “công trình” tự phát này, người dân đã vô tư câu móc, đấu nối nguồn điện theo kiểu chỗ nào tiện thì đấu nối, câu móc. Thậm chí, có người tiện tay còn mở cả nắp công tơ điện hoặc câu móc trực tiếp từ đường dây trần của điện lưới gần đó để đấu nối, cấp nguồn cho cây nêu điện. Cây nêu tuýp sắt là vật liệu dẫn điện, nên nguy cơ rò rỉ, nhiễm điện là rất cao.

Bên cạnh đó, những cây nêu bằng túyp sắt này thường có độ cao từ 4 - 6m, nhiều vị trí đặt nêu, lại nằm dưới đường dây điện trung thế đi vào khu dân cư, nên nguy cơ phóng điện, chập điện gây tai nạn là rất cao. Trên thực, ở khu vực miền Trung đã có nhiều vụ tai nạn dẫn đến tử vong rất thương tâm.

Vô tư đốt lửa trên đường giao thông, hiểm họa tai nạn trong những ngày xuân
Vô tư đốt lửa trên đường giao thông, hiểm họa tai nạn trong những ngày xuân

Đã có những tai nạn thương tâm

Dẫn lại vụ tai nạn điện thương tâm khi đang lắp đặt cây nêu cũng vào dịp gần Tết nguyên đán khiến ông Phạm Ngọc Q. ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tử vong, như để thêm một lời cảnh báo để người dân thận trọng. Cụ thể, dịp Tết Mậu Tuất 2018, gia đình ông Nguyễn Văn Q. tiến hành dựng cây nêu ngày Tết. Khi dựng cây nêu, có 2 anh em ông Q. Do bất cẩn để cây nêu chạm vào đường điện trung thế, ông Q. bị điện giật tử vong tại chỗ, người em bị thương nặng.

Những cuộc vui tết, đón xuân về vẫn vô tư tổ chức trên vỉa hè thậm chí còn lan ra cả lòng đường gây mất an toàn giao thông
Những cuộc vui tết, đón xuân về vẫn vô tư tổ chức trên vỉa hè thậm chí còn lan ra cả lòng đường gây mất an toàn giao thông

Cùng với cây nêu, tình trạng nhiều nơi người dân còn tự ý dựng lên những sân khấu nhỏ, thậm chí cả rạp làm nơi vui chơi tập thể của bản, khu dân cư trong dịp Tết. Thường là những điểm ngã ba, ngã tư còn tập kết củi để đốt lửa vui đêm giao thừa… 

Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, thì tình trạng này diễn ra càng phổ biến. Khi tiệc đã tan, người đã vui nhưng lại không dọn dẹp “chiến lợi phẩm”, điều này gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Để có một cái Tết thực sự an lành, người dân cần phải cẩn trọng trong việc dựng nêu, lập các sân khấu tự phát. Tuyệt đối không dựng nêu dưới đường điện cao thế, sát đường giao thông, câu móc điện tùy tiện… 

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương, ngành Điện lực, ngành Giao thông… cũng cần căn cứ vào luật, quy định của ngành mình để có chế tài hợp với thuần phong mỹ tục, nhưng cũng đủ răn đe với người vi phạm, để chấm dứt tình trạng công trình chào Xuân “tự phát” tiềm ẩn nhiều rủi ro này.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.