Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cao Bằng: Phong trào tự tạo đồ dùng, đồ chơi trong các trường mầm non

Hoàng Quý - 17:53, 14/01/2020

Thời gian qua các trường mầm non tỉnh Cao Bằng đã tích cực, đẩy mạnh phong trào tự tạo đồ dùng, đồ chơi, góp phần nâng cao chất lượng các giờ học, tạo thêm niềm vui, hứng thú cho trẻ ở bậc học mầm non đến trường.

Các cô giáo đang làm mô hình đồ chơi cho trẻ
Các cô giáo đang làm mô hình đồ chơi cho trẻ

Đến Trường Mầm non 19/5 (Cao Bằng), chúng tôi thấy có nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đủ kiểu dáng, màu sắc bắt mắt, được trẻ em trong trường sử dụng, như: Các con vật (chó, gà, mèo, voi, ngựa…); sách vở, thước kẻ… cây cối, hoa quả…

Với tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ, sự sáng tạo, bàn tay khéo léo, chăm chỉ cùng với sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các cô giáo mầm non đã biến những nguyên, vật liệu phế thải trở thành những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác dạy và học thêm sinh động và lý thú. Nguyên liệu để làm thường là những vật liệu đã qua sử dụng, sẵn có ở địa phương, gần gũi với trẻ, như: Chai nhựa, bìa các tông, vỏ hộp sữa, lon nước, hộp xốp, lốp xe, nồi, chảo cũ. 

Anh Phùng Văn Cầu có con đang học tại Trường Mầm non 19/5 chia sẻ: “Nhận được sự phát động phong trào làm đồ chơi cho các cháu tại trường, gia đình chúng tôi đã đóng góp các nguyên liệu như: Chai, lọ, bìa các tông… Nhà tôi ở gần trường nên gia đình thường xuyên đến hỗ trợ các cô giáo thực hiện lắp ghép các mô hình để cùng nhà trường tạo sân chơi cho con mình mỗi khi đến lớp…”.

Theo yêu cầu, các sản phẩm phải phù hợp với nội dung chương trình dạy học của cấp học Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật để cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học đã sản xuất và lưu hành trên thị trường hoặc sáng tạo các sản phẩm mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn khi dạy học. Sử dụng các vật liệu rẻ tiền, sẵn có, linh kiện đơn giản để làm các đồ dùng, thiết bị dạy học mới có giá trị trong giảng dạy. 

Cô giáo Trần Bích Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5 cho biết, do đặc thù của bậc học mầm non, các cô giáo phải đến trường sớm để đón trẻ, giờ trưa phải trông trẻ ngủ và chiều trả trẻ muộn, nên quỹ thời gian rảnh rất ít. Tuy nhiên, các cô vẫn tranh thủ thời gian nghỉ trưa, hỗ trợ nhau làm những bộ đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ trên lớp.

“Đặc điểm của trẻ mầm non là “chơi mà học - học mà chơi”, nên để làm được các bộ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, các giáo viên nhà trường đã nghiên cứu tìm hiểu rất kỹ, trước tiên phải bảo đảm an toàn cho trẻ khi sử dụng, đồng thời phải vừa bền vừa mang tính thẩm mỹ cao”, cô Diệp chia sẻ. 

Với sự cần cù, chịu khó và sự tỉ mỉ, khéo léo của mình, các giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang có những việc làm hết sức ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục mầm non ở địa phương. Nhất là trong bối cảnh kinh phí đầu tư cho công tác giáo dục còn nhiều khó khăn, thì những đồ dùng, đồ chơi mà các cô làm ra rất đáng trân trọng. 

Được biết hiện nay, 100% trường mầm non trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang duy trì và phát triển phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi. Để khuyến khích phong trào này, hằng năm Cao Bẳng còn tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.