Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây cỏ luồng làm thuốc

TK - 10:43, 18/08/2020

Cỏ luồng còn có tên seo gà, phượng vĩ thảo... Tên khoa học: Pteris multifida Poir, họ Seo gà: Pteridaceae. Cỏ luồng mọc phổ biến ở miền Bắc và Trung Bộ, trên vách đá, vách đất, quanh thành giếng, nơi thoáng ẩm và mát. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái quanh năm. Sau đây là một số bài thuốc từ cây cỏ luồng.

Cây cỏ luồng làm thuốc

Chữa lỵ trực khuẩn 

Bài 1: Rễ và lá seo gà sao qua cho có mùi thơm 40 – 60g sắc với 100 – 150ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Seo gà 24g, chè tươi 100g đun với 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Seo gà 30g, vỏ sắn thuyền 12g, đậu đen rang cháy 20g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.

Bài 4: Seo gà 20g, dây mơ lông 20g, rễ cỏ tranh 20g, rễ phèn đen 20g, gừng sống 3 lát. Sắc uống, chia 2 - 3 lần trong ngày, lúc đói (Nam dược thần hiệu).

Chữa lỵ cấp tính: 

Bài 1: Rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen. Sắc đặc, ngày uống 1 thang

Trị xuất huyết: Seo gà 60g, rễ cây ruối 60g. Sắc uống trong ngày.

Dùng ngoài: 

Seo gà tươi giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.

Nước sắc đặc seo gà để rửa mụn trĩ.

Rễ và lá sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá seo gà để lấy dầu thuốc để bôi chữa một số bệnh ngoài da ở trẻ em.

Seo gà còn dùng làm thuốc lợi tiểu, trị sốt rét. Nghiên cứu gần đây cho thấy: Cao seo gà điều chế bằng sắc với nước có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào do hóa chất (acid picrolonic và benzopyren). 

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.