Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Chàng trai Hà Nội Hoàng Hoa Trung: Mang lớp học đến với trẻ em vùng cao

Hồng Minh - 22:15, 27/04/2020

Không lựa chọn thành phố để thực hiện ước mơ, Hoàng Hoa Trung, chàng thanh niên Hà thành sinh năm 1990 lại chọn con đường đến với những bản vùng cao để làm “thiện nguyện”.

Hoàng Hoa Trung bên các em nhỏ vùng cao. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Hoàng Hoa Trung bên các em nhỏ vùng cao. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Từ năm 2009, khi phong trào tình nguyện ở Hà Nội lan tỏa mạnh mẽ, Hoàng Hoa Trung quyết định hướng đến trẻ em vùng cao với Dự án “Ánh sáng núi rừng”, nhằm xây trường học, nhà vệ sinh, tặng nhu yếu phẩm cần thiết cho học sinh và đồng bào vùng cao. Sau một thời gian quyên góp, Dự án “Ánh sáng núi rừng” đã xây dựng thành công điểm trường đầu tiên tại xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu).

Tính đến thời điểm hiện tại, Dự án “Ánh sáng núi rừng” đã xây được 35 điểm trường. Các điểm trường được xây bằng gạch, khung thép, từ lớp học, bếp ăn, nhà công vụ, nhà vệ sinh đến sân chơi… với đầy đủ thiết bị. Mỗi điểm trường có giá trị 120 - 600 triệu đồng.

Từ những ngày đầu thực hiện Dự án “Ánh sáng núi rừng” Trung đã đi gom nhặt đồ cũ, ve chai bán lấy tiền làm thiện nguyện. “Điều thành công nhất mà tôi từng làm là đi xin sản phẩm gốm lỗi tại làng nghề Bát Tràng, mang về bán để gây quỹ. Tôi đã đến từng nhà thu gom sản phẩm lỗi, nhặt nhạnh những thứ còn sử dụng được để bán, thu về hơn 60 triệu đồng trong hơn 3 năm. Số tiền này tôi góp quỹ xây trường học”, Trung nhớ lại. Đến nay, dù đã có hàng ngàn mạnh thường quân đồng hành với nhóm, nhưng Hoàng Hoa Trung vẫn duy trì hoạt động này.

“Một điều lạ, là dù có trường lớp sạch đẹp nhưng các em vẫn nghỉ học, bỏ học rất nhiều. Để tìm hiểu căn nguyên, tôi đã đi theo các em về nhà. Hóa ra vì các em để bụng đói đi học, Trung kể.

Trăn trở từ thực tế đó, năm 2014, Trung đã phát động Dự án “Nuôi em”, kêu gọi các mạnh thường quân nuôi ăn trưa cho học sinh vùng cao, với 8,5 nghìn đồng/bữa/em. 4 năm đầu rất ít người quan tâm.

Đến năm 2018, Trung thay đổi cách làm theo hướng mỗi người nuôi 1 em nhỏ ở bản cao. Người đó nắm được toàn bộ thông tin cá nhân, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng, trưởng bản, thầy cô giáo, hiệu trưởng để kiểm tra, kiểm soát tính minh bạch. Thông tin của các em được thầy cô giáo quay, chụp theo tuần và cập nhật lên group (nhóm) của điểm bản cùng anh chị nuôi của bé đó. Mỗi năm, người nuôi có thể lên thăm các bé hoặc đi cùng Dự án đến thăm, kiểm tra các em.

Nhờ sự thay đổi đó, Dự án “Nuôi em” tạo sự thay đổi vượt bậc. Năm 2018, có hơn 6.000 người tham gia nuôi hơn 6.000 trẻ em thuộc các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, trị giá hơn 7 tỷ đồng. Năm 2019, có gần 12.000 người nhận nuôi cơm gần 12.000 em nhỏ tại 7 địa phương: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Cao Bằng, trị giá hơn 15 tỷ đồng. Số người tham gia Dự án tăng nhanh.

Song song với Dự án “Ánh sáng núi rừng”, “Nuôi em”, Hoàng Hoa Trung cũng đang thực hiện nhiều dự án khác, như: Dự án “Năng lượng gió mặt trời”, “Đi ra từ rừng”, “Tủ sách vùng cao”, “Đồ chơi cũ cho trẻ mầm non bản cao”... 

Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.