Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Chế độ cử tuyển học sinh DTTS: Cần làm tốt từ đầu vào

Hồng Phúc - 10:03, 09/09/2020

Nghịch lý tồn tại giữa đào tạo với nhu cầu tuyển dụng dẫn đến sinh viên (SV) cử tuyển đào tạo ra nhiều, nhưng không bố trí được việc làm. Bất cập này được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ theo quy định mới trong Luật Giáo dục (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Một số thay đổi của Luật Giáo dục quy định về chế độ cử tuyển, được kỳ vọng giải quyết tình trạng sinh viên cử tuyển tốt nghiệp vẫn thất nghiệp. (Ảnh minh họa)
Một số thay đổi của Luật Giáo dục quy định về chế độ cử tuyển, được kỳ vọng giải quyết tình trạng sinh viên cử tuyển tốt nghiệp vẫn thất nghiệp. (Ảnh minh họa)

Từng là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Vũ Thu Hương chia sẻ, việc nhập học dễ dàng theo diện cử tuyển, đôi khi khiến các SV không nhận thức rõ được quyền lợi và trách nhiệm học tập của mình. Có không ít trường hợp SV hệ cử tuyển phải kéo dài thời gian học nhiều năm.

Thêm lý do khách quan là trình độ của các em vẫn còn hạn chế. Có thể nói, khi nhân lực không đạt chất lượng ngay từ khâu đào tạo, “đầu ra” sẽ phát sinh vấn đề về năng lực, chuyên môn. 

Một số bất cập của chế độ cử tuyển đã bộc lộ rõ ràng không chỉ là câu chuyện của riêng một địa phương. Tính đến tháng 1/2020, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng số SV cử tuyển đã tốt nghiệp chưa được bố trí việc làm là 370 người. Trong đó, ngành Y tế có 62 SV, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có 164 SV và ngành khác là 144 SV. Còn tại Nghệ An, đến tháng 4/2019, địa phương mới chỉ bố trí được việc làm cho 274/884 em SV DTTS đã tốt nghiệp theo diện cử tuyển từ năm 2005 - 2009 (chiếm 32,25%). 

Tính chung cả nước, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2006 - 2011 đã đào tạo được 12.812 SV, hầu hết các em sau khi tốt nghiệp đều được bố trí việc làm. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2017, có 4.517 SV đã tốt nghiệp, nhưng chỉ có 1.663 em được bố trí việc làm (đạt 36,15%).

Vì vậy Luật Giáo dục sửa đổi lần này, đã xác định rất rõ tại Khoản 1 Điều 87, về đối tượng trong diện hưởng của chính sách, cũng như cách thức để nâng cao chất lượng của công tác này. Chỉ hai đối tượng được thụ hưởng là: Học sinh các DTTS rất ít người (Khoản 5 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc của Chính phủ nêu rõ: “DTTS rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người”, hiện có 16 dân tộc rất ít người). 

Thứ hai là, các học sinh DTTS ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.

Theo Luật này, người học theo chế độ cử tuyển có nghĩa vụ: Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành cam kết với cơ quan cử đi học về bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp, phải bồi hoàn chi phí đào tạo nếu không chấp hành việc bố trí việc làm theo cam kết.

Trong buổi làm việc của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Bộ GD&ĐT ngày 30/7 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội khóa XIV, đối với nội dung liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Cử tuyển hay thu hút thì cũng phải bảo đảm chuẩn, không vì bất cứ lý do gì để hạ chuẩn hay du di. Cùng với đó, là tạo điều kiện để học sinh được chuẩn bị các điều kiện tốt nhất trước khi vào học”. 

 Ngoài ra, cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi phải thay đổi, bên cạnh những nhóm ngành truyền thống như Y tế, Giáo dục, Nông Lâm nghiệp, cần tăng cường những nhóm ngành về kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật... Thầy cô trưởng thành từ thôn bản, được đào tạo bài bản, sau đó quay về công tác tại địa phương sẽ rất hiệu quả, tạo sự ổn định, lâu dài.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.