Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Chiến thắng Buôn Ma Thuột trong ký ức Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng

Lê Hường - 8 giờ trước

Đi bộ đội năm 17 tuổi, 26 tuổi đã được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp từng tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường khốc liệt. Đối với ông, trận tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, mở màn Chiến thắng Tây Nguyên để lại nhiều suy ngẫm về nghệ thuật sử dụng tăng thiết giáp trong hành trình chiến đấu.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột là trận mở màn then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là trận mở màn then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

Ngược ký ức về thời hoa lửa, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng kể: Tháng 1/1975, Trung đoàn Tăng Thiết giáp 273 được lệnh hành quân di chuyển đội hình về phía Nam Tây Nguyên. Đại đội 9 của Trung đoàn do ông chỉ huy được lệnh bí mật vượt 300km đến vị trí tập kết cách Buôn Ma Thuột 40km về phía Bắc, sẵn sàng tiến công giải phóng mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột.

“Buôn Ma Thuột được xác định là mục tiêu then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Trận chiến Buôn Ma Thuột được chuẩn bị hết sức công phu cả về chiến thuật và kỹ thuật”, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chia sẻ.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chia sẻ về trận đánh Buôn Ma Thuột
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng chia sẻ về trận đánh Buôn Ma Thuột

Theo lời kể của Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, lúc đó, Đại đội 9 được trang bị toàn bộ xe tăng T-54B thế hệ mới. Đại đội 9 gồm 10 xe T-54B, 10 xe K-63; tổ chức thành 4 thê đội, ông trực tiếp chỉ huy thê đội 2. Mỗi thê đội chở 20 cán bộ, chiến sĩ bộ binh trên xe K-63 để tiếp cận mở cửa.

Ông và các đồng chí trong đơn vị có sáng kiến gia cố thêm 10 viên đạn pháo cho mỗi xe tăng, mỗi xe thiết giáp K-23 chở thêm 10 viên, nâng tổng số đạn từ 34 lên 54 viên, kéo dài khả năng tác chiến. Không chỉ vậy, lực lượng kỹ thuật tổ chức sấy máy thủ công bằng than củi đảm bảo thông tin được thông suốt”.

Ngoài gia cố đạn, ông Hưởng đề nghị cấp trên tăng cường mỗi xe tăng 1 thùng 20 quả lựu đạn, riêng xe của ông được ưu tiên 2 thùng. Với kinh nghiệm cơ động xe tăng trong chiến đấu, ông Hưởng đề xuất xuất phát trước lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch 15 phút. Cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột bắt đầu.

Trong những trận chiến khốc liệt ấy, biết bao đồng đội của tôi đã ngã xuống, nằm lại trên mảnh đất Tây Nguyên này. Thân thể và linh hồn của các anh quyện vào đất cho hoa thơm trái ngọt buôn làng trù phú”.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng

Đúng 5h30 ngày 10/3/1975, khi pháo binh chuyển làn bắn, từ các hướng tác chiến, xe tăng, xe cơ giới của ta mở hết tốc lực, theo đường trinh sát đã chiến đấu, húc đổ cây, xông ra khỏi rừng tiến thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột.

Bị tấn công bất ngờ, quân địch hoang mang, Đại đội 9 và các đơn vị bật đèn sáng rực khích lệ quân ta chiến đấu. Theo kế hoạch chiến đấu, thê đội 1 dẫn đầu đột phá vào cửa, để thê đội 2 thọc sâu vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy. Bị dồn vào chân tường, địch chống cự quyết liệt, khiến bộ đội ta thương vong khá nhiều. Hầu hết xe tăng của Đại đội đều có người bị thương, xe tăng 980 do Trung tướng Hưởng chỉ huy bị trúng đạn, người lái xe tăng bị gãy tay.

“Tôi cho xe lùi lại, đưa đồng chí lái xe ra tuyến sau cấp cứu và điều người khác từ xe 703 lên thay. Trong suốt khoảng thời gian từ 5h30 đến 10h30 chúng tôi quần nhau với địch”, ông Hưởng nhớ lại.

Trong quá trình chiến đấu, các Trung đoàn pháo phòng không 232 và 234 theo sát, bảo vệ chặt đội hình tiến công của bộ binh và xe tăng. Đến tối 10/3, Đại đội 9 và bộ binh áp sát Sư đoàn 23 Ngụy. Theo lệnh cấp trên, đơn vị dừng lại để củng cố, bổ sung đạn. Ông Hưởng cùng đồng đội trinh sát nắm tình hình, chuẩn bị kỹ lưỡng cho trận đánh sáng sớm hôm sau.

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng thăm Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng - ATP
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng thăm Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng - ATP

Đúng 6h sáng 11/3, Đại đội 9 sẵn sàng xuất kích thì phát hiện xe quân sự địch tiến ra, ông Hưởng được lệnh nổ súng, bắn cháy 2 xe M-113 và M-41. Lợi dụng địch hoảng loạn, ông chỉ huy truy đuổi, bộ binh làm chủ trận địa, bắt sống Tỉnh trưởng Đắk Lắk và tiếp tục chỉ huy phản kích. Xe tăng ta tiến đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy, sào huyệt cuối cùng ở Buôn Ma Thuột.

Đến 10h ngày 11/3, các hướng đồng loạt tấn công Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy. 10h30, xe tăng, bộ binh áp sát cột cờ, Đại đội 9 chốt giữ trận địa, hỗ trợ Tiểu đoàn 4 hạ cờ Sài Gòn, kéo cờ giải phóng trong niềm vui chiến thắng. Hoàn thành nhiệm vụ tại trận đánh Buôn Ma Thuột, ông Hưởng tiếp tục chỉ huy Đại đội 9 chiến đấu các trận đánh của chiến dịch Tây Nguyên.

Với công lao, đóng góp trong kháng chiến, tháng 9/1975, ông Đoàn Sinh Hưởng vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang, khi ông mới 26 tuổi, mang quân hàm Thiếu úy, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Đất nước thống nhất, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng tiếp tục phục vụ trong quân đội, giữ nhiều chức vụ quan trọng như Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp, Tư lệnh Quân khu 4.

Tin cùng chuyên mục
Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Giữa lòng núi rừng xứ Nghệ, ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ, đã có những nhát cuốc đầu tiên hạ xuống khai mở một con đường huyền thoại. Cũng ngay từ lúc ấy, có một cây gỗ lớn dựng lên, thành cột mốc đơn sơ mang tên “Km số 0”…