Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

“Cú hích” từ Nghị quyết 30a ở An Lão

Thành Nhân - 22:48, 06/09/2020

An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, đời sống người dân gặp không ít khó khăn bởi điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, giao thông trắc trở. Từ nguồn lực Chương trình 30a, An Lão đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả được nhân rộng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 5 - 7%/năm.

 Nhờ nguồn vốn từ Chương trình 30a, huyện An Lão đã đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu dân cư
Nhờ nguồn vốn từ Chương trình 30a, huyện An Lão đã đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu dân cư

Những ngày đầu tháng 8, về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện An Lão, đi trên những con đường bê tông phẳng phiu, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm ăn của bà con Hrê, Ba Na... nơi đây. Hạ tầng cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả đã mang lại thu nhập đáng kể cho bà con.

Theo báo cáo của UBND huyện An Lão, từ năm 2009 đến nay, từ nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a, địa phương đã đầu tư hơn 404 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng với 196 công trình điện, đường, trường, trạm. Cùng với đó, huyện cũng đã bố trí hơn 90,2 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. 

Nhờ đó, hiện toàn bộ đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã được bê tông hóa, giao thông thông suốt 4 mùa; 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 10/10 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế... những thành quả trên, góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi.

Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết: Qua thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a, với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, vốn lồng ghép của các chương trình, dự án, kinh tế - xã hội của huyện có sự khởi sắc rất đáng kể. Ðáng mừng là nhận thức của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình đã có sự chuyển biến tích cực, không còn trông chờ, ỷ lại; các tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu dần được khắc phục.

Mục tiêu quan trọng của huyện An Lão trong thời gian tới là, tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong năm 2019, huyện đã đầu tư gần 18 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện các tiêu chí, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm để bảo đảm cho xã An Hòa và An Tân đạt chuẩn NTM vào năm 2020 đúng lộ trình đề ra. 

“Những năm tiếp theo, huyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của Nghị quyết 30a. Riêng trong năm 2020, toàn huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 26,9%”, ông Nam cho biết.

Tại buổi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện An Lão, ông Đinh Yang King, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Định rất ấn tượng với những kết quả đạt được tại địa phương. Ông King chia sẻ: An Lão là một trong những địa phương thực hiện rất thành công chương trình và đã đạt được hầu hết các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Kết quả này đến từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện, sự vận động, tuyên truyền của cả hệ thống chính trị và hơn hết là ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo của Nhân dân. 

Tin tưởng rằng, những kết quả đã đạt được trong thực hiện Nghị quyết 30a là bệ phóng để An Lão có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, thu hẹp dần khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi”.

Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.