Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc thúc đẩy phát triển các xã vùng cao

PV - 14:33, 02/04/2019

Năm nay gần 70 tuổi, từng là Bí thư Đảng ủy xã nhưng ông Vàng Xuân Páo ở bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu) cũng không bao giờ nghĩ có một ngày đường ô tô đến được trung tâm xã. Bởi lẽ, Tà Tổng là một trong những xã xa và khó khăn nhất của huyện 30a Mường Tè.

Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào các dân tộc nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào các dân tộc nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Trước đây, mỗi lần ra huyện họp, ông Páo phải nắm cơm đi bộ mất cả ngày đường. Những hôm trời tạnh ráo thì còn đỡ, những ngày mưa gió, con đường độc đạo vào xã sạt lở, ông cũng như bà con trong xã phải băng rừng, vượt suối mới ra được đến huyện.

“Bây giờ đường nhựa láng mịn về tận trung tâm xã rồi, các thôn bản cũng có đường ô tô đi được đến nơi. Bà con làm được cân ngô, cân gạo cũng không phải gùi bộ ra chợ bán như trước nữa. Ít thì đèo xe máy, nhiều thì gọi ô tô về tận bản chở đi, nhờ đó mà đời sống của Nhân dân thay đổi từng ngày, bà con dân bản ai cũng vui mừng”, ông Páo tâm sự.

Tương tự, Sơn Bình là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường, những năm qua, từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án chính sách dân tộc, xã Sơn Bình đã có cơ hội phát triển. “Bây giờ đi đến đâu trên địa bàn xã Sơn Bình cũng có thể nhìn thấy hiệu quả đầu tư của CT 135, 134… từ điện, đường, trường, trạm cho đến việc hỗ trợ cây, con giống, khoa học-kỹ thuật, máy móc, nông cụ sản xuất cho từng hộ nghèo. Với sự đầu tư từ chương trình đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã bình quân mỗi năm gần 6%”, ông Vàng A Hồ, Chủ tịch xã Sơn Bình cho biết.

Theo ông Vũ Văn Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, để có được những chuyển biến tích cực trên, được bắt nguồn từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Thực hiện Nghị quyết này, nhiều chương trình, đề án đã ra đời và tập trung đầu tư cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Trong đó, nhiều chương trình đã trở thành thương hiệu xóa đói, giảm nghèo bền vững Chương trình 135, chương trình 134…

Điều dễ nhận thấy nhất là từ nguồn kinh phí đầu tư của Chương trình 135, mà đến thời điểm này, 100% các xã trên địa bàn Lai Châu đã có đường giao thông đi đến trung tâm xã; 93% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; giáo dục đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 là 4,95%/năm (riêng huyện nghèo giảm 5,7%/năm với 12 nghìn hộ thoát nghèo). Kết thúc năm 2018, số hộ nghèo của Lai Châu còn 25,64%; 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên đã ra khỏi huyện nghèo 30a; cả tỉnh có 13 xã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

“Nếu như không có các nguồn lực đầu tư của Nhà nước thì có lẽ không bao giờ Lai Châu có thể làm được. Có thể khẳng định, Nghị quyết 24 về công tác dân tộc đang tác động rất lớn đến đời sống, diện mạo cho các huyện nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn quốc nói chung và của tỉnh Lai Châu nói riêng. Từ việc triển khai Nghị quyết, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh”, ông Hoàn nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.